- 1. Phố cổ Hội An ở đâu? Bản đồ thành phố Hội An
- 1.1. Bản đồ du lịch Hội An
- 1.2. Vị trí địa lý phố cổ Hội An
- 1.3. Bản đồ vệ tinh Hội An
- 2. Chi tiết điểm đến tại thành phố Hội An
- 2.1. Khu vực trong phố cổ
- 2.1.1. Chùa Cầu
- 2.1.2. Nhà cổ Tấn Ký
- 2.1.3. Hội quán Phúc Kiến
- 2.1.4. Hội quán Triều Châu
- 2.1.5. Chùa Ông Hội An
- 2.1.6. Chợ Hội An
- 2.2. Khu vực ngoài phố đi bộ Hội An
- 2.2.1. Biển Cửa Đại
- 2.2.2. VinWonders Nam Hội An
- 2.2.3. Làng gốm Thanh Hà
- 2.2.4. Đảo Cù Lao Chàm
- 2.2.5. Rừng dừa 7 mẫu
- 2.2.6. Làng bích họa Tam Thanh
- 3. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ thành phố Hội An
- 3.1. Với bản đồ Hội An online
- 3.2. Với bản đồ giấy
- 3.3. Lưu ý chung
Mục lục Đóng
- 1. Phố cổ Hội An ở đâu? Bản đồ thành phố Hội An
- 1.1. Bản đồ du lịch Hội An
- 1.2. Vị trí địa lý phố cổ Hội An
- 1.3. Bản đồ vệ tinh Hội An
- 2. Chi tiết điểm đến tại thành phố Hội An
- 2.1. Khu vực trong phố cổ
- 2.1.1. Chùa Cầu
- 2.1.2. Nhà cổ Tấn Ký
- 2.1.3. Hội quán Phúc Kiến
- 2.1.4. Hội quán Triều Châu
- 2.1.5. Chùa Ông Hội An
- 2.1.6. Chợ Hội An
- 2.2. Khu vực ngoài phố đi bộ Hội An
- 2.2.1. Biển Cửa Đại
- 2.2.2. VinWonders Nam Hội An
- 2.2.3. Làng gốm Thanh Hà
- 2.2.4. Đảo Cù Lao Chàm
- 2.2.5. Rừng dừa 7 mẫu
- 2.2.6. Làng bích họa Tam Thanh
- 2.1. Khu vực trong phố cổ
- 3. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ thành phố Hội An
- 3.1. Với bản đồ Hội An online
- 3.2. Với bản đồ giấy
- 3.3. Lưu ý chung
Bản đồ thành phố Hội An sẽ luôn là một “vũ khí” lợi hại nhất, giúp bạn thỏa sức khám phá, tận hưởng vẻ đẹp cổ kính pha lẫn hiện đại của thành phố nơi đây. Nếu bạn đang có ý định du lịch Hội An, đừng quên lưu lại những địa điểm check in hot nhất lên bản đồ để tiện tham quan hơn nhé.
1. Phố cổ Hội An ở đâu? Bản đồ thành phố Hội An
1.1. Bản đồ du lịch Hội An
Bản đồ du lịch Hội An là bản đồ cung cấp chi tiết hệ thống đường xá của thành phố. Bản đồ này được vẽ theo dạng ô cờ, các khu phố được phân chia rõ rệt bởi những trục đường chính. Bản đồ thành phố Hội An dạng này không chỉ cung cấp tên đường, mà còn chỉ rõ các điểm đến thu hút nhất của phố cổ thông qua các ký hiệu và chú thích.
Bạn đang xem: Bản đồ hội an
Ngoài ra, trên bản đồ còn có chú thích cho từng khu phố ẩm thực, trò chơi, bãi đỗ xe, văn nghệ cổ truyền,… rất dễ hiểu, giúp bạn tìm đường nhanh chóng, dễ dàng hơn.
1.2. Vị trí địa lý phố cổ Hội An
Nếu đã có ý định du lịch phố cổ Hội An, bạn không thể không nắm rõ địa chỉ nơi này. Phố cổ Hội An cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía Tây Nam. Đây là một thành phố cổ đã có tuổi đời lên tới 400 năm. Những ngôi nhà, con đường nơi đây vẫn ghi đậm dấu ấn thời gian, giữ trọn vẻ đẹp cổ kính đầy thương nhớ.
1.3. Bản đồ vệ tinh Hội An
Bản đồ vệ tinh Hội An được chụp bởi các vệ tinh ngoài không gian. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bao quát toàn bộ thành phố Hội An thông qua bản đồ này. Để sử dụng bản đồ vệ tinh Hội An, bạn có thể tải về ứng dụng Google Maps. Thông qua ứng dụng này, bạn sẽ dễ dàng tìm được lối đi nhanh nhất đến bất cứ địa điểm nào bạn mong muốn tại phố cổ.
2. Chi tiết điểm đến tại thành phố Hội An
2.1. Khu vực trong phố cổ
Du lịch thành phố Hội An điều đầu tiên và thu hút nhất luôn là check in phố cổ Hội An. Sẽ không quá khó để bạn tìm thấy đường đi tới phố cổ thông qua bản đồ thành phố Hội An. Hoặc thậm chí chỉ cần bắt taxi cũng có thể tới.
Vẻ đẹp của phố cổ được thể hiện rõ nét qua từng mái nhà, con phố. Chính vì thế, sẽ chẳng khó để bạn có một bức ảnh đẹp khi đứng ở bất cứ góc nào trong khu phố này.
2.1.1. Chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An tuy chỉ dài 18 mét, nằm nép mình tại một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, nhưng nơi đây đã từng là khu giao thương sầm uất nhất phố cổ.
Mang một vẻ đẹp trầm buồn, có màu tháng năm cũ kỹ, Chùa Cầu không chỉ là nơi giao thương sầm uất, mà nơi đây còn là chứng nhân cho sự giao văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Chùa Cầu mang đậm phong cách Nhật Bản, vừa oai nghiêm, lại vừa uyển chuyển nhẹ nhàng.
Với vẻ đẹp riêng biệt, Chùa Cầu Hội An cũng trở thành một trong những địa danh nổi tiếng được in trên tờ tiền Việt Nam, có giá trị lưu hành tới tận bây giờ.
2.1.2. Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký là một trong nhiều ngôi nhà còn giữ được trọn vẹn kiến trúc cổ xưa. Đây là ngôi nhà đã có tuổi thọ lên tới 200 năm, tên của nó có ý nghĩa là phát đạt. Trước đây, ngôi nhà thường được dùng để kinh doanh các loại mặt hàng nông sản. Mặc dù đã từng chịu nhiều tổn thất nặng nề do trận lũ lịch sử năm 1964, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được trọn vẹn kiến trúc của mình.
Năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được chứng nhận và cấp bằng di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia, đồng thời được UNESCO chứng nhận là di sản văn hóa thế giới. Cho đến nay, đời thứ 7 nhà họ Lê vẫn còn sinh sống và cai quản ngôi nhà này.
2.1.3. Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến (hay hội quán Phước Kiến), được xây dựng từ thế kỷ XVI. Đây là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa của thành phố Hội An. Hội quán Phúc Kiến là một miếu nhỏ thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu sau một lần trôi vào cửa biển Hội An năm 1697.
2.1.4. Hội quán Triều Châu
Xem thêm: Săn Lùng Top 5 Quán Cà Phê Bệt Ở Sài Gòn Dành Cho Giới Trẻ
Trải qua hơn 170 năm lịch sử, hội quán Triều Châu là một nơi để thờ phụng, chế ngự thần sông biển, bão tố. Trước đây, hội quán được xây dựng để làm nơi tụ họp của người Hoa di dân tới xứ Hội. Công trình được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất Á Đông, là một nơi tâm linh, uy nghiêm và tôn kính.
2.1.5. Chùa Ông Hội An
Chùa Ông Hội An còn có tên gọi khác là Quan Công Miếu. Chùa được khởi dựng bởi người Hoa vào năm 1963 để thờ phụng Quan Công (Quan Vân Trường). Mặc dù đã trải qua 6 lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được trọn vẹn kiến trúc cổ uy nghiêm, tĩnh mịch một thời.
2.1.6. Chợ Hội An
Có lẽ rất ít người để ý tới chợ Hội An nếu mới lần đầu tới đây, nhưng nếu là một tín đồ ẩm thực, hãy đánh dấu ngay nơi đây là địa điểm nhất định phải ghé tới trên bản đồ thành phố Hội An. Chợ Hội An là nơi tụ hội của đa dạng ẩm thực cổ truyền Hội An vô cùng đặc sắc.
Không chỉ vậy, chợ còn là một Di tích Văn hóa thế giới được công nhận bởi UNESCO nên rất thu hút khách tham quan tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc nơi đây.
2.2. Khu vực ngoài phố đi bộ Hội An
2.2.1. Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung với màu nước trong veo, êm ả, thơ mộng bên bờ cát trắng. Biển Cửa Đại cách Hội An khoảng 5km, thuộc địa phận phường Cẩm An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
2.2.2. VinWonders Nam Hội An
VinWonders Nam Hội An là khu vui chơi giải trí tổng hợp, được xây dựng dựa trên tinh thần giao thoa nét đẹp văn hóa truyền thống và hiện đại. Tại đây có tới hơn 120 trò chơi, cho bạn thỏa sức khám phá, tận hưởng suốt cả ngày dài.
Bên cạnh đó, các nhà hàng ẩm thực và khu văn hóa truyền thống sẽ giúp bạn được gần gũi, hiểu rõ hơn về nét đẹp cội nguồn không chỉ của Hội An mà còn là 3 miền Tổ Quốc. VinWonders Nam Hội An cũng là nơi bảo tồn hơn 50 loài động vật quý hiếm, thuộc danh sách bảo tồn thế giới với số lượng cá thể lên tới 530.
>>> Xem thêm: VinWonders Nam Hội An: Bí kíp phá đảo tổ hợp vui chơi giải trí số 1 Hội An
Để tiện di chuyển tới VinWonders Nam Hội An, bạn có thể đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng vô cùng tiện nghi, hiện đại của Vinpearl Hội An. Đây là 2 khu nghỉ dưỡng duy nhất tại Hội An sở hữu bãi biển riêng, cùng phòng ốc sang trọng, đạt chuẩn 5 sao quốc tế là Vinpearl Resort & Spa Hội An và Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An.
>>> ĐẶT PHÒNG Vinpearl Hội An ngay hôm nay để sở hữu những combo khuyến mãi hấp dẫn nhất.
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
- Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
- Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
- Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.
2.2.3. Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà với vẻ đẹp tĩnh mịch, trầm lặng cũng là một trong những địa điểm du lịch thu hút, được đánh dấu trên bản đồ thành phố Hội An. Làng nằm nép mình bên cạnh dòng sông Thu Bồn êm ả. Với hơn 500 năm hình thành và phát triển, làng gốm Thanh Hà cho tới nay vẫn giữ được trọn vẹn nét đẹp bình dị của làng quê xa xưa.
Xem thêm: Tổng hợp 15 điểm du lịch hấp dẫn tại Ba Vì gần Hà Nội 2021
>>> Tìm hiểu thêm về làng gốm Thanh Hà hơn 500 tuổi – nơi lưu giữ nét đẹp cổ kính phố Hội và cùng trải nghiệm không gian làm gốm độc đáo của làng nghề.
2.2.4. Đảo Cù Lao Chàm
Nếu bạn yêu vẻ đẹp tự nhiên, luôn thích khám phá các địa điểm hoang sơ, thanh vắng thì hãy thử ghé qua Cù Lao Chàm. Đây là một cụm đảo nhỏ có diện tích khoảng 15km2, thuộc địa phận thành phố Hội Anh, tỉnh Quảng Nam. Tại đây, bạn có thể thỏa sức tận hưởng các hoạt động miền biển thú vị như lặn ngắm san hô, cắm trại ven biển và thưởng thức hải sản tươi vô cùng hấp dẫn.
>>> Tìm hiểu thêm về Cù Lao Chàm – cụm đảo đẹp hoang sơ với những làng chài bình yên, thơ mộng.
2.2.5. Rừng dừa 7 mẫu
Rừng dừa 7 mẫu giống như miền Tây thu nhỏ nằm giữa lòng thành phố Hội An. Đến đây, bạn sẽ vô cùng thích thú khi được trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền thúng dạo quanh vườn dừa nước, cũng như tham gia những hoạt động mang đậm bản sắc làng chài như đua thuyền, múa thúng,…
>>> Tìm hiểu thêm về du lịch rừng dừa bảy mẫu Hội An: 5 điều cần biết trước khi đi
2.2.6. Làng bích họa Tam Thanh
Làng bích họa Tam Thanh nhất định sẽ là điểm đến sống ảo tuyệt vời nhất trên bản đồ thành phố Hội An dành cho bạn. Nơi đây sở hữu những ngôi nhà với các tác phẩm hội hoạ vô cùng bắt mắt, màu sắc tươi sáng. Làng bích họa Tam Thanh là một dự án hợp tác nghệ thuật giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
>>> Tìm hiểu thêm về Làng bích họa Tam Thanh | Điểm check-in mê hoặc nhất xứ Quảng
3. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ thành phố Hội An
Khi sử dụng bản đồ thành phố Hội An, bạn cần lưu ý những cách sử dụng sau để chuyến du lịch Hội An được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn nhất.
3.1. Với bản đồ Hội An online
Với bản đồ thành phố Hội An online, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, nhược điểm của loại bản đồ này là cần phải có mạng mới sử dụng được. Bên cạnh đó, vì là bản đồ dựa trên sự cập nhật của máy móc nên đôi khi đường đi sẽ bị lắt léo, không chính xác. Tốt hơn hết bạn nên kết hợp vừa dùng bản đồ vừa hỏi đường người dân để tiện di chuyển hơn.
3.2. Với bản đồ giấy
Với bản đồ thành phố Hội An làm bằng giấy, bạn nên mua bản mới nhất để tránh trường hợp bị lạc đường do các thay đổi về đường xá, tên địa danh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đến được Hội An mới có thể mua loại bản đồ này nên cũng khá bất tiện nếu muốn sắp xếp trước lộ trình. Tuy nhiên, với bản đồ này thì bạn có thể dùng bất cứ khi nào kể cả lúc không có mạng, hay điện thoại bất chợt sập nguồn, hết pin.
3.3. Lưu ý chung
Mỗi loại bản đồ thành phố Hội An sẽ có những ưu, nhược điểm riêng tùy cảm nhận và cách sử dụng của mỗi người. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý những điểm sau đây để tránh làm giảm hứng thú khi trải nghiệm khám phá Hội An:
- Bản đồ thành phố Hội An luôn mang tính tham khảo là chính. Nếu bạn muốn tìm đường tắt hoặc cách đi nhanh hơn thì có thể hỏi người dân, hoặc lựa chọn các taxi uy tín để đi cho tiện.
- Tùy mục đích bạn muốn mà lựa chọn chính xác loại bản đồ thuận tiện nhất.
- Hãy luôn đảm bảo điện thoại của bạn đầy pin và vào được mạng khi đi ra ngoài để tìm được phương hướng chính xác nhất. Đừng chỉ dựa vào mỗi đường đi vẽ sẵn trên bản đồ nếu không muốn “lầm đường lạc lối”.
Để chuyến du lịch được trọn vẹn hơn, ngoài chuẩn bị bản đồ thành phố Hội An chuẩn xác, đừng quên lựa chọn cho mình một khu nghỉ dưỡng với các dịch vụ hoàn hảo, tiện ích nhất để chuyến đi thêm phần chọn vẹn.
>>> Khám phá ngay trọn bộ combo, voucher, tour Hội An – Nam Hội An với những ưu đãi, quà tặng khuyến mãi hấp dẫn nhất TẠI ĐÂY!
Xem thêm:
Đọc thêm: Gợi ý 10 nhà hàng ăn tối ngon ở Hà Nội đông khách nhất
- Du lịch Hội An tự túc bao nhiêu tiền review chi tiết 2021
- Đặc sản Hội An nhất định phải thử trong chuyến đi
- Thánh địa Mỹ Sơn – Điểm du lịch hút khách tại Quảng Nam
Ý kiến bạn đọc (0)