Hệ thống biển báo giao thông của nước ta có 05 nhóm, bao gồm 04 nhóm chính và 01 nhóm phụ. Trong đó không chỉ quy định các loại phương tiện cơ giới mà ngay cả người đi bộ cũng có biển báo hiệu cần tuân thủ. Đặc biệt là những người điều khiển phương tiện giao thông cũng cần hiểu được ý nghĩa của các loại biển báo dành cho người đi bộ để thực hiện cho đúng.
Bạn đang xem: Biển báo người đi bộ
1. Biển báo R305
Biển R305 có hình tròn, nền xanh, hình vẽ người đi bộ ở giữa, màu trắng, có ý nghĩa báo hiệu đoạn đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
2. Biển báo I.423a, I.423b
Biển I.423a, I.423b có ý nghĩa biểu thị khu vực cho người đi bộ qua đường. Biển có hình vuông, viền xanh, hình vẽ đen trên nền trắng. Khi gặp biển này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
Tham khảo: Du Lịch Gành Hào Bạc Liêu: Điểm Đến Lý Tưởng Miền Tây Hiện Nay
3. Biển báo I.424a, I.424b
Hai biển báo hiệu này đều thể hiện phía trước là cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ với hình vuông, nền xanh, hình ảnh biểu thị màu trắng. Tùy vào chiều của đường mà chọn mẫu biển báo cho phù hợp.
4. Biển báo I.424c, I.424d
Mẫu biển báo I.424c, I.424d tương tự như hai mẫu biển báo trên nhưng có hình ảnh người đi bộ đi xuống bậc thang, biểu thị phía trước là hầm chui dành cho người đi bộ.
5. Biển báo P112
Xem thêm: Limosine.vn
Biển báo P112 hình tròn, viền đỏ, nền trắng với ảnh biểu thị màu đen, có ý nghĩa thông báo đoạn đường cấm người đi bộ. Biển này thường được đặt trên các cầu vượt hay những đoạn đường chỉ dành cho phương tiện cơ giới lưu thông, nguy hiểm cho người đi bộ.
6. Biển báo W224
Biển báo W224 hìn tam giác màu vàng, viền đỏ, ảnh biểu thị màu đen, thể hiện đường cắt ngang dành cho người đi bộ. Gặp biển này, lái xe phải chú ý quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, không cần phải đặt biển này tại các đoạn đường qua khu đông dân cư nếu người tham gia giao thông dễ thấy được phần đường sang ngang của người đi bộ, khi tốc độ hạn chế tối đa dưới 50 km/h hoặc tại vị trí này có hệ thống đèn điều khiển giao thông.
Trên đây là các biển báo giao thông dành cho người đi bộ Sài Gòn ATN tổng hợp và chia sẻ với bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được đầy đủ các nhóm biển báo cho ngươi đi bộ, từ đó chú ý thực hiện theo cho đúng khi lưu thông trên đường.
>> Xem thêm: Ý nghĩa biển báo cấm đi ngược chiều
Đọc thêm: 30 Món ăn ngon Hà Nội trứ danh, bạn chọn ăn gì nào ? – Halo Travel
Ý kiến bạn đọc (0)