- Vị trí
- Lịch sử
- Diện tích, dân số
- Hành chính
- Kinh tế – Xã hội (2015)
- Văn hóa
- Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên
- Giáo dục
- Danh sách các Học viện trường Đại học – Cao đẳng tại Buôn Ma Thuột
- Ngã 6 Ban Mê
- Cây Kơnia còn sót lại
- Thủ phủ cà phê – viễn cảnh định hướng
- Lễ hội Cà phê
- Buôn AKô Đhông
- Giao thông
- Đường bộ
- Đường hàng không
- Đường sắt
- Danh lam thắng cảnh
- Chú thích
- Tham khảo
- Đ
- H
- L
- N
- T
- S
- T
Mục Lục [Thu / Mở]
- Vị trí
- Lịch sử
- Diện tích, dân số
- Hành chính
- Kinh tế – Xã hội (2015)
- Văn hóa
- Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên
- Giáo dục
- Danh sách các Học viện trường Đại học – Cao đẳng tại Buôn Ma Thuột
- Ngã 6 Ban Mê
- Cây Kơnia còn sót lại
- Thủ phủ cà phê – viễn cảnh định hướng
- Lễ hội Cà phê
- Buôn AKô Đhông
- Giao thông
- Đường bộ
- Đường hàng không
- Đường sắt
- Danh lam thắng cảnh
- Chú thích
- Tham khảo
Buôn Ma Thuột Thành phố trực thuộc tỉnh Địa lý Tọa độ: 12°41′05″B 108°03′03″Đ / 12,684696°B 108,050915°ĐTọa độ: 12°41′05″B 108°03′03″Đ / 12,684696°B 108,050915°Đ Diện tích 377,18 km² Dân số (2016) Tổng cộng 420 000 Vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ Việt Nam Buôn Ma Thuột Hành chính Quốc gia Việt Nam Tỉnh Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột Trụ sở UBND 1 Lý Nam Đế, phường Thắng Lợi Phân chia hành chính 13 phường, 8 xã Website review.vnhomestay.com.vn
Buôn Ma Thuột (hay Buôn Mê Thuột hoặc Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên và là một đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam, nằm trong số 14 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Buôn Ma Thuột. Trong thời Pháp được gọi là Ban Mé Thuột liên quan đến ngôn ngữ giao tiếp của người Ê Đê, sau sang thời Việt Nam Cộng Hòa được phiên âm lại là quận Ban Mê Thuột – Thị xã Lạc Giao. Sau ngày 30 /4 /1975 thành phố đổi tên lại là Buôn Ma Thuột.
Bạn đang xem: buôn ma thuột ở đâu
Ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận số 60-KL/TW về việc xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020.[cần dẫn nguồn]
Vị trí
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Lịch sử
Xưa kia, đây là vùng đất của người Ê Đê, với nhiều nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam, xuôi theo dòng đổ ra sông (Sêrêpôk). Các buôn được điều hành bởi già làng cho mỗi buôn. Những buôn làng đầu tiên trên địa bàn thành phố là: Buôn Kram, Buôn Alê, Buôn Păn Lăn, Buôn Kosier, Buôn Enao, Buôn Akõ Dhông, Buôn Dung.
Không có buôn nào có tên riêng là Buôn Ma Thuột trong cùng thời kỳ khi người Pháp xây dựng đô thị tại đây, và cũng không có già làng nào tên là ông Ama Thuột trong lịch sử hình thành thành phố. Nhiều người nhầm lẫn và suy diễn Buôn Ma Thuột là buôn do ông Ama Thuột cai quản, nhưng thực tế sử sách và bản đồ thời kỳ đầu do người Pháp ghi nhận, thì không có ghi lại người nào tên Ama Thuột ở khu vực địa phận thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay.
Những năm đầu Buôn Ma Thuột được xây dựng tại khu vực Buôn Kram, cạnh buôn Alê-A, Alê-B, ngày nay là thoải triền đồi khu vực ngõ cua đường Đinh Tiên Hoàng về nhánh suối Ea Tam. Thời kỳ Pháp đô hộ được đặt tên đô thị là Ban Mé Thuot, Từ ” Ban” bao hàm một nghĩa rộng,ví như ”Ban” là đô thị các buôn, các buôn như khu khu vực nhỏ, ngang phường. Bản đồ thời kỳ 1905-1918-1930, ”Ban” và ”Buôn” được phân biệt rõ rệt qua tư liệu bản đồ lịch sử của người Pháp, qua thời Việt Nam Cộng Hòa phiên âm thành Ban Mê Thuột, sau giải phóng gọi thành Buôn Ma Thuột, nên nhiều người suy diễn là có vị tù trưởng ama Thuột, dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng.Ngoài ra còn các cách gọi sai khác như (Bản Mế Thuột – Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc – Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc – Ban Mê Thuật),đều là cách gọi sai lệch về thông tin của thành phố.
Trước năm 1905, do các thương lái thường xuyên nhũng nhiễu, và bóc lột cạn kiệt vật phẩm của người Thượng dẫn đến người Thượng thường tràn xuống vùng Khánh Hòa ngày nay cướp lương thực. Do vậy người Pháp quyết định thành lập trung tâm hành chính Ban – Mé – Thuôt và tỉnh DarLac ở vùng Tây Nguyên. Công cuộc tiếp cận và khai phá vùng cao nguyên Darlac được tiếp cận theo sông Mê Kông đi vào sông Sê-Rê-Pok, tới Buôn Đôn, nhờ các vị vua săn voi ở Buôn Đôn,người Pháp tìm được nhánh suối Eanao – EaTam, nơi các buôn làng người Eđê sinh sống với mật độ lớn và gần nhau.Dẫn đến việc hình thành một trung tâm hành chính mới là Ban Mé Thuột, với lực lượng lao động là người Ê đê bản địa, trong công cuộc khai thác thuộc địa thời kỳ đầu của người Pháp ở Darlac.
ảnh tư liệu về Đông Dương thời Pháp thuộc
Năm 1905 bản đồ quy hoạch đầu tiên về Ban Mé Thuôt được ấn bản. Tư liệu này ngày nay vẫn còn để đối chiếu. Buôn đầu tiên xuất hiện với đô thị là buôn Kram.Cùng thời kỳ này các đồn điền được lập dựa theo sự phân bố dân cư tự nhiên của các dân tộc nơi đây ở trên toàn tỉnh Darlac. Các thầy giáo người Huế, người Bình Định, các công nhân người Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang được người Pháp điều động lên Tây Nguyên để hướng dẫn người Eđê các phương thức sản xuất cơ bản, như trồng lúa, trồng cây công – nông nghiệp, khai thác gỗ rừng…
Năm 1918 bản đồ thứ 2 được ấn bản. Xuất hiện ngôi làng An Nam (làng người Trung Kỳ) được bố trí bên cạnh buôn Kram tại Ban Mé Thuôt. Tư liệu hình ảnh ghi nhận đã có các ngôi trường dạy người Ê đê các phương thức sản xuất mới. Thời kỳ này chữ quốc ngữ phiên âm theo tiếng Ê đê được người Pháp phổ biến dần trên Darlac, sử thi Đam San được ghi chép lại bởi vị công sứ Sabatier.Bản đồ 1918 ghi nhận thêm một buôn lớn về phía Tây – Nam thành phố ngày nay là buôn Alê A và Alê B.
Tư liệu bản đồ Đông Dương thời Pháp thuộc
Năm 1930 ấn bản tờ bản đồ ghi nhận khu phố An Nam, khu phố của người Trung Kỳ riêng biệt, ngày nay là khu trung tâm của thành phố, nơi tọa lạc đình Lạc Giao, chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Và khu phố Tây của người Pháp ở phía Đông thành phố nay là khu vực đường Nguyễn Công Trứ – Đinh Tiên Hoàng – Hùng Vương và khu bảo tàng, khu vực người Êđê cũng được tách riêng biệt không kết hợp vào khu người Trung kỳ.
Tư liệu bản đồ Đông Dương thời Pháp thuộc
Thời kỳ người Pháp đô hộ, vua Bảo Đại cùng gia đình cũng xuất hiện nhiều ở Ban Mé Thuôt, các công trình gắn với tên tuổi ông như dinh Bảo Đại, Biệt thự hồ Lăk gắn với tên người vợ ông Nam Phương Hoàng Hậu, chùa Sắc Tứ Khải Đoan gắn với Đan Hy Hoàng Hậu, Bảo Đại xuất hiện ở Đarlac nguyên do là do Nhật đảo chính Đông Dương, Pháp nhượng bộ toàn vùng đồng bằng cho Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2,chỉ giữ lại các vùng núi, lúc này vùng núi lớn nhất Việt Nam mà Pháp còn lại là vùng Tây Nguyên, lúc này được gọi là Hoàng Triều Cương Thổ.
Khi người Pháp chuyển giao miền Nam Việt Nam cho đế quốc Mĩ, với chính quyền Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ, cơ cấu hành chính tỉnh Darlac được chia thành các quận, quận Lạc Thiện, quận Phước An, quận Buôn Hồ, quận Ban Mê Thuột, với thị xã là Lạc review.vnhomestay.com.vnời kỳ này các thị trấn thị tứ bước đầu được đô thị hóa ở Đarlac, các phương tiện cơ giới ở Darlac tăng vọt, không chỉ cơ giới ở phương tiện giao thông, mà các máy móc phục vụ nông nghiệp cũng xuất hiện, các sân bay được xây dựng, riêng Ban Mê Thuột có đến 2 sân bay trong thời kỳ này, một sân bay cho trực thăng gọi là phi trường Lạc Giao, một sân bay cho các máy bay lớn là phi trường Phụng Dực (phi trường này được xây từ các gói viện trợ của Mỹ cho Pháp trong trước năm 1950,nay là sân bay Buôn Ma Thuột) Cũng trong thời kỳ này tổng thống Ngô Đình Diệm cũng xuất hiện nhiều ở Ban Mê Thuột, ông ăn tết ở Ban Mê Thuột năm 1957 và đồng thời tổ chức lễ hội kinh tế khi ông ăn tết ở đây.
Bản đồ Buôn Ma Thuột – 1960 – thời Việt Nam Cộng Hòa
Tết Mậu Thân năm 1969 đánh dấu các cuộc chiến tranh về cách mạng, quyền lợi, dân chủ trong sản xuất, cho người nông dân- công nhân, Ban Mê Thuột cũng chính thức nằm trong các vùng nội chiến. Cuộc nội chiến kéo dài đến ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức kết thúc cuộc nội chiến tại Ban Mê Thuột, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng đất nước, đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, thị xã đổi tên thành Buôn Ma Thuột có 7 phường: Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự An và 21 xã: Cư ÊBur, Ea Bar, Ea Bông, Ea Kao, Ea Na, Ea Nuôl, Ea Po, Ea Tam, Ea Tiêu, Ea T’ling, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân, Nam Dong, Quảng Điền, Tâm Thắng, Trúc Sơn.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, thành lập xã Cuôr Knia tại vùng kinh tế mới Cuôr Knia.1
Ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách 4 xã: Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền, Ea Tiêu để thành lập huyện Krông Ana.2
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách 5 xã: Ea T’ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Po, Nam Dong để thành lập huyện Cư Jút.3
Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột; chuyển xã Ea Tam thành phường Ea Tam; thành lập phường Khánh Xuân; chuyển 3 xã: Cuôr Knia, Ea Nuôl, Ea Bar về huyện Buôn Đôn quản lý; chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh về huyện Cư Jút quản lý; chuyển xã Hòa Đông về huyện Krông Pắk quản lý.4
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia phường Tân Lập thành 3 phường: Tân Lập, Tân Hòa và Tân An; chia phường Thắng Lợi thành 2 phường: Thắng Lợi và Tân Lợi; chia phường Thống Nhất thành 2 phường: Thống Nhất và Thành Nhất.5
Cuối năm 2002, thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 5 xã: Cư Ê’Bua, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Thắng, Hòa Thuận.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chuyển 3 xã: Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân thuộc huyện Cư Jút của tỉnh Đắk Nông (sau khi chuyển huyện Cư Jút về tỉnh Đắk Nông mới thành lập) về thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk mới quản lý.6
Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 2.7
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.8
Diện tích, dân số
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km².
Dân số toàn thành phố là 420 000 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.
Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Bắc Tân Lợi nằm trên địa bàn phường Tân Lợi.
Hành chính
Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hoà, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư ÊBua, Ea Kao, Ea Tu, Hoà Khánh, Hoà Phú, Hoà Thắng, Hoà Thuận, Hoà Xuân. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.
Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau:
- Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
- Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
- Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
1.Cư Êbur 2.Tân Lợi 3.Tân An 4.Ea Tu 5.Hòa Thuận 6.Thành Nhất 7.Thành Công 8.Thắng Lợi 9.Thống Nhất 10.Tân Tiến 11.Tân Thành 12.Tự An 13.Tân Lập 14.Tân Hòa 15.Khánh Xuân 16.Ea Tam 17.Hòa Thắng 18.Hòa Xuân 19.Hòa Phú 20.Hòa Khánh 21.Ea Kao
Kinh tế – Xã hội (2015)
Tư liệu ảnh về Buôn Ma Thuột chụp năm 1969 Tư liệu ảnh về Buôn Ma Thuột chụp năm 1969
Buôn Ma Thuột đạt chuẩn một thị xã từ năm 1960 và công bố trên tư liệu bản đồ của lính Mĩ, hơn ba chục con đường nhựa tại khu Ngã 6 trung tâm được ghi chụp lại không ảnh trong những năm 1969.
Không ảnh chụp về chợ Buôn Ma Thuột năm 1969 Không ảnh chụp chợ Buôn Ma Thuột năm 2016
Chợ được xếp loại chợ trung ương trong thời Việt Nam Cộng Hòa, công nghiệp chưa có, ngành nông nghiệp với các cây công nghiệp, như cao su, cà phê đã phát triển rực rỡ và xuất khẩu đi các thị trường quốc tế từ những năm 1932.
Tư liệu ảnh về sân vận động Buôn Ma Thuột năm 1969 Tư liệu ảnh về Sân Vận Động Buôn Ma Thuột năm 2016
Nay Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là cơ sở để lập đề án xin ngân sách nhà nước xây dựng, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2020 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tương đối tốt trong một thời gian ngắn 9 .
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11)10 .
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 12.41% (2010-2015)
- Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 2.200 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp: 1.086 tỷ đồng
- Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.086 tỷ đồng
- Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN: 7.624 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân đầu người: 80 triệu /người/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ: 29.616 tỷ đồng
- Tỷ trọng các ngành: 44.87% công nghiệp-xây dựng, 49.81% thương mại-dịch vụ, 5.32% nông-lâm nghiệp.
- Giao thông: 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 10.35%
- Tỷ lệ cây xanh đô thị: 2m²/người
- Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng
- Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lý nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
- Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có một người đi học.Năm 2015 ngành giáo dục của thành phố tiếp tục được đầu tư một cách toàn diện cả về cơ sở vật chất và nguồn lực con người. 100% các trường học trên địa bàn được xây dựng kiên cố khang trang, gần 100 % số giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 56% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên.Tuy nhiên bạo lực học đường với nam và nữ sinh vẫn sảy ra, tỉ lệ bạo lực ở nữ sinh có xu hướng tăng mạnh. Toàn thành phố có 59 trường được công nhận chuẩn Quốc gia.
- Y tế: 21/21 Xã, Phường đều đã có y, bác sĩ túc trực.Tuy nhiên trình độ y, bác sĩ còn kém cỏi, đào tạo qua loa, phần đa là con em trong ngành,thái độ phục vụ thiếu tế nhị, thô lỗ, phán đoán bệnh tình không chuẩn. Năm 2015 do phán đoán sai, một bé gái đã phải cưa chân ở bệnh viện Việt Đức ở huyện cukuin,người dân trong tỉnh đánh giá là ” bác sĩ Rừng ” và đều di chuyển đến các trung tâm lớn để yên tâm khám bệnh. Hệ thống mạng lưới y tế từ thành phố xuống cơ sở khiến người dân trong tỉnh lo ngại, thường đi thẳng vào thành phố Hồ Chí Minh mỗi khi bệnh nặng.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
- Thông tin liên lạc: Phần đa dân số đã sử dụng điện thoại cảm ứng.
● Thương mại
Tham khảo: Mách bạn Top 15 quán ăn ngon tại Quận 7 – TP HCM
– Sàn giao dịch thương mại coffe Buôn ma thuột
– Trung tâm thương mại Buôn ma thuột
– Trung tâm thương mại Coopmart Buôn ma thuột
– Trung tâm thương mại Intimex Fuso Plaza
– Trung tâm thương mại Bitis
– Trung tâm thương mại Vincom Plaza
– Trung tâm thương mại Nguyễn kim
– Trung tâm thương mại METRO Cash & Carry Buôn ma thuột
– Trung tâm thương mại Tân loan
– Trung tâm thương mại Phú xuân
– Siêu thị điện máy xanh
– Siêu thị Văn tứ
– Siêu thị Viễn thông A
– Hệ thống siêu thị thế giới di động
– Hệ thống siêu thị Viettel Store
– review.vnhomestay.com.vn
– Trung tâm điện máy VinPro
Hiện nay thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Bắc Tân Lợi nằm trên địa bàn phường Tân Lợi.
Văn hóa
Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu,… riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột
Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi Đam San.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người.
Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà dài truyền thống… của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng..
Giáo dục
Danh sách các Học viện trường Đại học – Cao đẳng tại Buôn Ma Thuột
1. Đại học Tây Nguyên
2. Phân hiệu Đại học Đông Á (Đà Nẵng)
3. Cao đẳng sư phạm Đắk Lăk
4. Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Đắk Lăk
5. Cao đẳng nghề Đắk Lăk
6. Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Đắk Lăk
7. FPT Polytechnic Tây Nguyên
8. Đại học Buôn Ma Thuột
9. Học viện hành chính Quốc gia Phân viện Tây nguyên
10.Trường văn hóa Bộ công an
- Giai đoạn 2015- 2020 tỉnh Đắk Lắk có 5 trường Cao đẳng Đại học
+ Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk,
+ Cao đẳng Y tế
Đang hot: Tổng hợp các khu du lịch Bến Tre đông khách nhất
+ Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Đắk Lắk (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật ĐắkLắk),
+ Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên,
+ Cao đẳng Tây Nguyên (trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Tây Nguyên).).
Về Đại học (có 7 ĐH):
+ Đại học Tây Nguyên,
+ Đại học Buôn Ma Thuột (khởi công XD 2014-2015)
+ Đại học Y Dược (tách Khoa Y khỏi Đại học Tây Nguyên);
+ Nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành Đại học Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên
+ Phân hiệu Đại học Đông Á.
+ Phân hiệu đại học Bình Dương.
+ Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội
Ngã 6 Ban Mê
Toàn cảnh ngã 6 và Buôn Ma Thuột ngày nay !
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố. Trước đây, khi mới giải phóng nơi đây chỉ là một bùng binh với một cột đèn ba ngọn. Sau này một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Đến những năm cuối thế kỷ trước thì tượng đài chiến thắng đã được xây dựng hoàng tráng như hiện nay. Nơi đây từng có một chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình.
Cây Kơnia còn sót lại
Cây Kơ nia ở trung tâm Buôn Ma Thuật.
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Thủ phủ cà phê – viễn cảnh định hướng
Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA,… nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như “thủ phủ cà phê”.
Lễ hội Cà phê
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60& sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Hình thức giao dịch trực tuyến với thị trường thế giới.
Buôn AKô Đhông
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
Giao thông
Đường bộ
- Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đường quốc lộ, trong đó:
- Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
- Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).Hiện tại quốc lộ nhỏ và xuống cấp, tình trạng tai nạn giao thông nhiều và đều.
- Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).Hiện tại quốc lộ nhỏ và xuống cấp, tình trạng tai nạn giao thông nhiều và đều.
- Quốc lộ 14C: từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông(68,5 km).
- Quốc lộ 29: Bộ GT-VT đã có Quyết định chuyển 2 tuyến đường ĐT645 (Phú Yên) và ĐT633 (Đắk Lắk) thành quốc lộ (QL) 29. Tuyến ĐT645 xuất phát từ QL1A qua các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) lưu thông với ĐT633 (Đắk Lắk). QL 29 là QL thứ 2 nối các tỉnh Tây Nguyên (280 km)
- Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách
Đường hàng không
Sân bay Buôn Ma Thuột (mã sân bay IATA: BMV, mã sân bay ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm, trong khi đó công suất thiết kế nhà ga 1.900.000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2030 phục vụ 3000.000hành khách/năm. Các tuyến bay gồm có:
- Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
- Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Đà Nẵng
- Buôn Ma Thuột – Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
- Buôn Ma Thuột – Sân bay Vinh, Nghệ An
- Buôn Ma Thuột – Sân bay Thanh Hóa, Thanh Hóa
- Buôn Ma Thuột – Sân bay Cát Bi, Hải Phòng
- Buôn Ma Thuột – Sân bay Chu Lai,Quảng Nam
Với tổng mức đầu tư khoảng 1200 tỷ đồng, nhà ga hành khách Cảng Hàng không Buôn Ma Thuật chính thức được khánh thành 24/12/2012. Nhà ga mới có công suất đáp ứng đến năm 2020 là 1,9 triệu hành khách/năm.Cảng hàng không Buôn Ma Thuột nằm tại địa bàn Thôn 8 xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc) – là một trong 8 cảng hàng không địa phương trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Việc mở rộng nâng cấp cảng hàng không Buôn Ma Thuột là dự án cần thiết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên
Đường sắt
Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột đã được Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình giao thông sắt bộ thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam xây dựng hoàn chỉnh. Toàn tuyến đường sắt có chiều dài 160 km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và điểm cuối là ga Buôn Ma Thuột. Nhưng đối với nền khoa học và kinh tế, cùng quản lý nước nhà thì đây chỉ là viễn cảnh định hướng đề ra không biết khi nào mới thành hiện thực.
Theo quy hoạch, Buôn Ma Thuột là trung tâm của hệ thống đường sắt Tây nguyên trong tương lai; ga đầu mối nối các tuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng khu vực Tây nguyên rộng lớn.
Danh lam thắng cảnh
Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuật.
Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như:
- Đình Lạc Giao.
- Chùa Sắc tứ Khải Đoan.
- Nhà đày Buôn Ma Thuột.
- Bia Lạc Giao.
- Khu Biệt điện Bảo Đại – hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
- Toà Giám mục tại Đắk Lắk.
Du khách cũng có thể đến với làng văn hóa buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơ nia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê…
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp…Về cơ bản dịch vụ du lịch còn yếu kém và hạn chế, bên cạnh đó rừng bị tàn phá ồ ạt, phá vỡ cảnh quan chung.
Chú thích
- ^ Quyết định 271-CP thành lập xã Cuôr Knia thuộc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1981 thành lập huyện Krông Ana thuộc tỉnh Đắk Lắk
- ^ Quyết định 227-HĐBT năm 1990 thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Lắk
- ^ Nghị định 08/CP năm 1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk
- ^ Nghị định 71-CP năm 1996 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- ^ Nghị định 04/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắK Lắk
- ^ Quyết định 38/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- ^ Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2010 công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- ^ “Thành phố Buôn Mê Thuột thành đô thị loại I”. Báo Điện tử Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Hà Nội là một trong 10 đô thị sạch 2009”. Báo điện tử Dân Trí. 9 tháng 11 năm 2009. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
Tham khảo
(Nguồn: Wikipedia)
x
- Chú Thích
- Nhân Vật
- Địa Danh
-
Đ
- Đinh Tiên Hoàng
-
H
- Hồ Chí Minh
-
L
- Lý Nam Đế
-
N
- Ngô Đình Diệm
- Nguyễn Công Trứ
-
T
- Trần Nhật Duật
-
S
- sông Mê Kông
-
T
- Thành Công
- thành phố Bắc Ninh
- Thành phố Hồ Chí Minh
- tỉnh Gia Lai
1 ^ Quyết định 271-CP thành lập xã Cuôr Knia thuộc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
2 ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1981 thành lập huyện Krông Ana thuộc tỉnh Đắk Lắk
3 ^ Quyết định 227-HĐBT năm 1990 thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Lắk
4 ^ Nghị định 08/CP năm 1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk
5 ^ Nghị định 71-CP năm 1996 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
6 ^ Nghị định 04/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắK Lắk
7 ^ Quyết định 38/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
8 ^ Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2010 công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9 ^ “Thành phố Buôn Mê Thuột thành đô thị loại I”. Báo Điện tử Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
10 ^ “Hà Nội là một trong 10 đô thị sạch 2009”. Báo điện tử Dân Trí. 9 tháng 11 năm 2009. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
Ý kiến bạn đọc (0)