Homestay

Top 7 Lễ Hội Đặc Sắc Nhất Ở Tây Nguyên Dành Cho Khách Du Lịch

740

Tây Nguyên là nơi tụ hội của nhiều dân tộc anh em, trong đó phần lớn là dân tộc thiểu số. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến văn hóa, lễ hội ở nơi đây trở nên đa dạng, phong phú, thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm. Vậy đâu là những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên? Cùng điểm danh 7 cái tên tiêu biểu cùng thời gian tổ chức để bạn có thể sắp xếp tham quan rồi tham gia một lần cho biết nhé.

Contents

Bạn đang xem: Các lễ hội ở tây nguyên

  • 1 Lễ hội Cồng Chiêng – lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên
  • 2 Lễ hội đua voi
  • 3 Lễ ăn cơm mới
  • 4 Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
  • 5 Lễ bỏ mả
  • 6 Lễ tạ ơn cha mẹ
  • 7 Lễ cúng bến nước

Lễ hội Cồng Chiêng – lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên

Là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên, mang đậm bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Những du khách đã đến Tây Nguyên mà chưa trải nghiệm văn hóa và lễ hội Cồng Chiêng thì quả thật là một thiếu sót to lớn. Bởi lẽ, cồng chiêng đã gắn chặt với cuộc sống của người dân bản xứ từ nhiều thế kỉ trước, nó phản ánh đậm chất của con người nơi này “Thật thà, chân chất và mộc mạc”.

Đến tháng 11/2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bởi lẽ, cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ giúp người dân giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc, mà còn là linh hồn của nơi này.

  • Thời gian: Hiện nay, vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.
  • Địa điểm: 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ luân phiên tổ chức đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.

lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên

>> Đừng bỏ lỡ: Thời điểm tốt nhất để du lịch Tây Nguyên

Lễ hội đua voi

Đến Tây Nguyên, ngoài những rẫy cà phê đầy nắng và gió, những con cung đường uốn lượn thì chắc chắn khó có thể nào bỏ qua những “linh vật” là những chú voi. Hình ảnh những chú voi đã gắn chặt với nơi này khi chúng ta bắt đầu tập tễnh đến trường ngân nga câu hát “Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con…”.

Những hình ảnh đó vẫn còn tồn tại ở nơi này, những chú voi vẫn ở đó ,vẫn tiếp tục sinh sôi và phát triển. Từ những “chú voi con rất ham ăn với lại ham chơi” dần dần lớn lên và trưởng thành hơn trước. Những chú voi khỏe mạnh nhất, nhanh nhẹn nhất sẽ được thể hiện sức mạnh trong cuộc thi cùng với những người huấn luyện voi hàng đầu. Nơi đây, voi không những được nuôi để chở người, để lấy sức kéo mà còn được xem như một thành viên trong gia đình.

  • Thời gian: Lễ hội được diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày, thời điểm mà người dân nơi đây khởi đầu trước khi vào rừng phát rẫy làm nương
  • Địa điểm: Tổ chức tại Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.

lễ đua voi tây nguyên

Lễ ăn cơm mới

Đang hot: Guest house là gì? Phân biệt Guest house với Homestay/Hotel

Nhắc đến những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên, không thể không kể đến Lễ ăn cơm mới. Đây là một nghi lễ nổi tiếng của người Ê Đê, nhằm mừng dịp lúa trên rẫy được thu hoạcn. Lễ cũng là thời gian để họ tổng kết lại những thành quả hay những khó khăn trong vụ mùa của một năm, cảm tạ thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu và cầu chúc sự thuận lợi đến với những vụ mùa tiếp theo.

Tuy cách tổ chức và những nghi thức của các tộc người có những điểm khác nhau, nhưng ý nghĩa của lễ hội này thì không có gì thay đổi.

Người dân sẽ ăn uống tưng bừng vào những ngày này. Du khách được hòa chung vào không khí rộn ràng, tận hưởng những khúc hát kèm tiếng cồng chiêng mang đậm chất Tây Nguyên. Về ẩm thực, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức gà nướng, những ống cơm lam nóng hổi và cùng bình rượu cần – một thứ không thể thiếu ở mọi lễ hội của người dân tộc nơi đây.

  • Thời gian: Lễ hội thường được diễn ra vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 (vào khoảng cuối năm nếu tính theo âm lịch)
  • Địa điểm: Lễ hội được diễn ra ở khắp các bản làng của Tây Nguyên

lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên , do Thủ tướng chính phủ công nhận và mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia. Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này. Không những thế đây cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc.

Khi đến với Tây Nguyên vào dịp này, du khách tham gia vào lễ hội sẽ được chứng kiến, góp công sức vào quy trình tạo nên những tách cà phê, thứ mà bạn khó có thể trải nghiệm ở những nơi khác. Ngoài ra, trong những ngày lễ, hàng loạt các hoạt động đặc sắc khác nhau sẽ được tổ chức: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê,…

  • Thời gian: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thường được tổ chức vào tuần đầu tiên trong tháng 3, Lễ hội được tổ chức vào thời gian này một phần để du khách và người dân địa phương nhớ đến ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột 10-03-1975.
  • Địa điểm: Lễ hội gồm một chuỗi các sự kiện được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên

Lễ bỏ mả

Chỉ nghe đến cái tên thì hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy rùng rợn. Thế nhưng, nó lại là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên. Lễ được tổ chức nhằm thể hiện lối ứng xử đẹp đẽ của người sống với người chết. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cuối cùng với linh hồn người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa người chết về thế giới bên kia.

Người dân nơi đây quan niệm linh hồn của người chết vẫn còn tồn tại ở trần gian và nhập vào cơ thể trẻ em. Vậy nên người dân cần làm lễ “Bỏ mả” để đưa linh hồn về với tổ tiên ông bà.

Tham khảo: Top 10 Quán cơm chay nổi tiếng tại Nha Trang Khánh Hòa

Bỏ mả sẽ được diễn ra sau khoảng 1 – 3 năm từ khi một người qua đời. Tại những ngôi nhà mồ, bên trong mô phỏng giống như ngôi nhà bình thường, người dân sẽ tổ chức lễ nhằm giúp người đã khuất không vấn vương dương thế. Sau khi kết thúc, người dân không còn tới lui nơi này nữa để linh hồn người chết được thanh thản ra đi, cắt đứt mọi mối liên quan với trần gian.

  • Thời gian: Dân tộc Bahnar sẽ tổ chức lễ vào tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm còn dân tộc Jrai thường làm lễ vào khoảng tháng 1 – 2 âm lịch.
  • Địa điểm: Lễ hội diễn ra ở phần lớn các bản làng của người dân tộc Bahnar và Jrai.

lễ bỏ mả

Lễ tạ ơn cha mẹ

Đây là một lễ hội thể hiện sự hiếu thảo của những người con sau khi đã có gia đình. Sau khi lập kết hôn, họ chọn ngày lành tháng tốt để quay về nhà của cha mẹ. “Lễ tạ ơn cha mẹ” nhằm tạ ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Tiếp đó, họ quây quần bên nhau, ăn uống cùng nhau trong khoảng 2 ngày. Lễ hội được diễn ra ở cả nhà ba mẹ bên chồng lẫn ba mẹ bên vợ.

Tùy vào điều kiện kinh tế của người con mà vật cúng có thể thay đổi cho phù hợp. lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên này gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ chủ yếu thực hiện với những người thân thiết trong gia đình, cũng là lúc người con thể hiện lòng thành kính với đấng sinh thành. Chia sẻ với cha mẹ những thứ diễn ra sau khi thành thân và có cả những thành tựu mà họ đạt được. Sau đó là phần hội, bà con trong buôn làng được mời đến để ăn uống và chung vui với gia đình.

  • Thời gian: Sau ngày lễ mừng cơm mới
  • Địa điểm: Tại cộng đồng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum.

lễ tạ ơn cha mẹ

Lễ cúng bến nước

Được coi là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên của người đồng bào Ê đê, lễ cúng bến nước đã có từ rất lâu và trở thành phong tục hàng năm của người dân nơi đây. Sau khi thu hoạch vụ mùa, trưởng làng tìm đến người chủ bến nước để bàn bạc với nhau về việc tổ chức lễ cúng bến nước.

Mỗi người trong buôn làng đều được phân chia một nhiệm vụ khác nhau, người có sức góp sức, người có của góp của. Lễ cúng được tổ chức nhằm cảm tạ thần nước đã đem lại may mắn cho một năm đã qua, cũng như cầu mong trong năm tới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng sẽ là người chủ trì lễ cúng với lễ vật tùy vào điều kiện kinh tế của người dân trong thôn, nhưng không thể thiếu một chậu thiết loãng. Sau khi thầy cúng cảm tạ và khấn cầu những điều tốt đẹp cho các vụ mùa, thì dòng nước mát ngọt sẽ được gùi về từng nhà. Hoàn thành xong những nghi thức, cả buôn làng lại quây quần bên nhau để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội rộn ràng.

  • Thời gian: Lễ cúng thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch hàng năm, sau mùa thu hoạch.
  • Địa điểm: Các buôn làng của người đồng bào Ê đê

Lễ cúng bến nước

Văn hóa và tính cách của con người Tây Nguyên được hình thành qua nhiều thế kỷ, vì vậy để hiểu hết về nơi này cũng cần một khoảng thời gian không nhỏ. Nhưng chúng tôi mong rằng thông qua những lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên bạn có thể hiểu được một phần thuộc về nơi này. Mảnh đất đầy nắng và gió nhưng con người lại hiền dịu và ấm áp vô cùng.

Xem thêm: Taxi Mai Linh Vũng Tàu, Dịch Vụ Taxi Mai Linh và Các Hãng Taxi

0 ( 0 bình chọn )

Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam

https://review.vnhomestay.com.vn
Đặt homestay nhanh nhất, đơn giản nhất xin gọi hotline: 0356 816 765

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mới

Xem thêm