- 1. Thuyết minh về Huế.
- 1.1 Vị trí địa lý Huế
- 1.2 Thời tiết ở Huế
- 1.3 Đi lại Huế bằng cách nào
- 1.3.1 Bằng tàu lửa
- 1.3.2 Bằng máy bay
- 1.3.3 Từ Huế đi đà nẵng bao nhiêu km
- 2. Những cảnh đẹp ở Huế
- Đại Nội Huế
- Hoàng Thành Huế
- Chùa Thiên Mụ
- Cầu Tràng Tiền
- Vịnh Lăng Cô
- Sông Hương
- Núi Ngự Bình
- Lăng Khải Định
- Điện Hòn Chén
- Phá Tam Giang
- Chợ Đông Ba
- 3. Đi Huế ăn gì
- 3.1 Các món ăn ngon ở Huế
- Cơm hến
- Bún bò Huế
- Chè Hẻm
- Bánh Huế
- Cơm Âm Phủ
- 3.2 Quán ăn Huế nhất định phải đến thử 1 lần
- Quán bánh Bèo – Nậm – Lọc Bà Đỏ
- Quán bún thịt nướng Đào Duy Từ
- Cơm hến Hoa Đông
- Bún bò Mệ Kéo
- Quán bánh ép Dì Mai
- Chè cầu Trường Tiền
- 3.3 Quán cà phê đẹp ở Huế
- Vỹ dạ xưa – Quán cafe vừa đẹp vừa yên tĩnh ở Huế
- Zone 7 Coffee & Restaurant
- The One Coffee and Bakery
- Cà phê Mộc
- Reborn Coffee
- 4. Đặc sản xứ Huế
- Tôm chua Huế
- Cách làm tôm chua kiểu Huế
- Chè Huế
- Cách làm chè Huế
- Giá dầu tràm Huế
- 5. Đi Huế nên ở khách sạn nào
- Eldora Hotel
- Indochine Palace
- Nhà vườn An hiên Huế
- 6. Ca Huế được hình thành từ đâu
- 7. Du lịch Huế 1 ngày
- Buổi sáng:
- Buổi chiều:
- Buổi tối:
- 8. Kinh nghiệm du lịch Huế khác
Nhắc đến Huế người ta nghĩ ngay đến một miền đất với nét đẹp cổ kính đượm chút trầm tư, sâu lắng, nghĩ đến các cung điện, đến nhã nhạc cung đình hay những thứ mang dấu vết của vua chúa xưa. Nhưng không chỉ có vậy, thiên nhiên cũng rất ưu ái khi đã ban tặng cho cố đô nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, cùng với đó là những tinh hoa văn hóa do con người tạo nên.
Nếu bạn yêu thích khám phá những không gian cổ kính thì hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch bụi Huế tự túc mà Gonatour chia sẻ để chuyến đi sắp tới của bạn thêm hoàn hảo và tuyệt vời.
Bạn đang xem: Cẩm nang du lịch bụi huế
Sông Hương – Huế Nội dung bài viết
1. Thuyết minh về Huế
2. Những cảnh đẹp ở Huế
3. Đi Huế ăn gì
4. Đặc sản xứ Huế
5. Đi Huế nên ở khách sạn nào
6. Ca Huế được hình thành từ đâu
7. Du lịch Huế 1 ngày
8. Lưu ý đi du lịch Huế
1. Thuyết minh về Huế.
- Thành phố Huế nơi có lịch sử lâu đời hơn 414 năm trải qua hai thời kì chúa nguyễn và nhà nguyễn mới có được ngày hôm nay.
- Đã từ lâu du lịch Huế đã được biết đến như một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước.
- Huế ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế còn được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch.
- Huế còn là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích tìm hiểu, khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
1.1 Vị trí địa lý Huế
- Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây.
- Thừa Thiên – Huế cách thủ đô Hà Nội 660km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 92 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.
- Phần lớn núi rừng nằm ở phía Tây. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774m, Động Truồi cao 1.154m, Co A Nong cao 1.228m, Bol Droui cao 1.438m, Tro Linh cao 1.207m, Hói cao 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787m, Bạch Mã cao 1.444m, Mang cao 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
- Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nong, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi,… Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
- Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.
- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.
1.2 Thời tiết ở Huế
- Khí hậu của Thừa Thiên Huế cũng khí hậu của Việt Nam đều chịu tác động phức tạp của hoàn lưu khí quyển khu vực gió mùa Đông Nam Á.
- Tuy nhiên do sự khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình mà ảnh hưởng của các trung tâm khí áp tại các tỉnh nằm ở phía Bắc cũng như phía Nam cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Khí hậu miền Bắc cơ bản thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh hơn, trong khi đó khí hậu miền Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và mùa mưa khác biệt mùa khô.
- Còn khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
- Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.
- Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
1.3 Đi lại Huế bằng cách nào
1.3.1 Bằng tàu lửa
- Xe lửa là một phương tiện du lịch thú vị cho những ai muốn dành thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp hai bên đường. Bạn có thể tham khảo giờ và chuyến tàu phù hợp tại đây.
- Xe lửa Hà Nội – Huế có giá từ 300.000 – 955.000 VND/ chiều/ khách, di chuyển trong khoảng 14 giờ
- Xe lửa Sài Gòn – Huế có giá đắt hơn từ 400.000 – 1.050.000 VND/ chiều/ khách, thời gian chạy khoảng từ 18 giờ đến 22 giờ.
- Nếu kết hợp du lịch Huế – Đà Nẵng thì bạn có thể tiết kiệm kha khá thời gian và ngân sách khi xe lửa từ Đà Nẵng đi Huế chỉ mất 3 giờ và có giá dao động 50.000 – 120.000 VND/ chiều/ khách.
Vé tàu Huế đi sài gòn
- Tuyến tàu đường sắt khoảng cách ga Huế đến ga Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) khoảng 1.038 km. Có 5 tàu gồm SE1, SE3, SE5, SE7 và SE21. Tàu khởi hành mỗi ngày và mất khoảng hơn 20 giờ (vé tàu lửa Huế đi Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) và trở về). Các loại ghế bao gồm ghế cứng, ghế mềm, nằm cứng (khoang 6 giường) và nằm mềm (khoang 4 giường), được gọi là cabin. Mỗi cabin được thiết kế với máy điều và chỗ ngồi thoải mái.
SE1 Ga Huế đi Ga Sài Gòn
- Ngồi Cứng (liên hệ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (liên hệ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (450.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (650.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (980.000 đ)
08:56AM – 04:39AM Tổng thời gian đi: 20 tiếng
Xem thêm: Dân ngành sáng tạo không thích gò bó thì hãy đến những quán cà phê có không gian mở này
SE3 Ga Huế đi Ga Sài Gòn
- Ngồi Cứng (liên hệ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (360.000 đ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (700.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (600.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (980.000 đ)
10:35AM – 05:25AM Tổng thời gian đi: 19 tiếng
SE7 Ga Huế đi Ga Sài Gòn
- Ngồi Cứng (liên hệ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (350.000 đ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (450.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (650.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (670.000 đ)
19:53PM – 16:15PM Tổng thời gian đi: 21 tiếng
SE5 Ga Huế đi Ga Sài Gòn
- Ngồi Cứng (320.000 đ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (340.000 đ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (450.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (490.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (590.000 đ)
22:50PM – 18:47PM Tổng thời gian đi: 20 tiếng
TPHCM Sài Gòn đi Huế
- Ga Huế là một ga lớn mà tất cả các chuyến tàu đều có điểm dừng tại đây.Từ Đà Nẵng đến Huế quý khách sẽ trải qua cung đường tuyệt đẹp trên đèo Hải Vân. Đi tàu ngắm cảnh trên đèo quả là không gì tuyệt bằng.
SE22 TPHCM Sài Gòn đi Huế
- Ngồi Cứng (310.000 đ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (liên hệ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (430.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (590.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (620.000 đ)
11:55AM – 10:04AM Tổng thời gian đi: 23 tiếng
TN2 TPHCM Sài Gòn đi Huế
- Ngồi Cứng (290.000 đ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (310.000 đ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (410.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (510.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (590.000 đ)
14:40PM – 12:33PM Tổng thời gian đi: 22 tiếng
SE2 TPHCM Sài Gòn đi Huế
- Ngồi Cứng (liên hệ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (liên hệ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (450.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (620.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (950.000 đ)
19:30PM – 15:23PM Tổng thời gian đi: 20 tiếng
SE4 TPHCM Sài Gòn đi Huế
- Ngồi Cứng (liên hệ)
- Ngồi Cứng Điều Hòa (360.000 đ)
- Ngồi Mềm (liên hệ)
- Ngồi Mềm Điều Hòa (700.000 đ)
- Nằm Cứng Điều Hòa (630.000 đ)
- Nằm Mềm Điều Hòa (950.000 đ)
22:00PM – 16:39PM Tổng thời gian đi: 18 tiếng
Lưu ý :
- Qúy khách khi mua vé tàu sài gòn TPHCM đi Huế nhớ mang theo CMND làm giấy tùy thân khi lên tàu.
1.3.2 Bằng máy bay
- Là thành phố lớn của miền Trung, Huế cũng có sân bay Phú Bài để thuận tiện cho việc di chuyển. Với những du khách không muốn mất quá nhiều thời gian để di chuyển thì cách nhanh chóng nhất là mua một tấm vé máy bay đi Huế, thư giãn trên bầu trời khoảng 1 giờ là đã đến nơi.
Giá vé máy bay sài gòn Huế
- Bay TP. HCM đi Huế chỉ trong “chớp mắt” 30 phút, với giá vé từ 400.000 VND/ chiều.
- Bay Hà Nội đi Huế thời gian cũng chỉ tầm 1 giờ, giá vé từ 730.000 VND/ chiều.
Di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố Huế
- Sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố 15 km nên khi hạ cánh, có hai cách để di chuyển vào thành phố:
- Thuận lợi nhất là bắt taxi với giá khoảng 250.000 VND/ chuyến.
- Còn nếu không lỉnh kỉnh hành lý thì xe trung chuyển sân bay là cách di chuyển tiết kiệm hơn với giá chỉ 40.000 – 50.000 VND/ khách/ lượt.
1.3.3 Từ Huế đi đà nẵng bao nhiêu km
- Thực tế Huế cách Đà Nẵng khoảng tầm 100km, với khoảng cách này thì bạn sẽ mất tầm 2 giờ đến 2 giờ 30 phút để di chuyển.
- Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi theo lộ trình từ đường Hùng Vương tiếp đó chạy thẳng đường Nguyễn Tất Thành, đến thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế thì cho xe đi thẳng vào đường Quốc lộ 1A.
- Từ đây chạy tuyến Quốc lộ này trong khoảng 56km tại thị trấn Lăng Cô bạn cho xe đi vào hầm Hải Vân với độ dài khoảng tầm 6.2 km, lúc ra khỏi hầm thì đây chính là địa phận của thành phố Đà Nẵng.
XEM THÊM THÔNG TIN:
- Cách Mua Vé Máy Bay Giá Rẻ (Click vào)
- Kinh nghiệm du lịch bụi Nha Trang tự túc
2. Những cảnh đẹp ở Huế
- Nhắc đến Huế là người ta nhớ đến người con gái dịu dàng trong tà áo tím, là nhớ đến thành phố mang một nét đẹp trầm tư mà sâu lắng, bình dị mà đáng nhớ. Du lịch Huế các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử có giá trị cao nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế
Đại Nội Huế
- Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).
- Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công
- Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế.
Đại Nội Huế
Hoàng Thành Huế
- Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hoà của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.
- Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.
- Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.
- Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu.
- Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau
Chùa Thiên Mụ
- Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.
- Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.
- Một biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật.
- Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.
- Có nhiều người đồn rằng, bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau mà đến chùa Thiên Mụ thì tình yêu sẽ đổ vỡ và chia tay. Lời nguyền được người đời truyền tới ngày nay, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm linh thiêng và huyền bí.
- Tuy nhiên, nếu các bạn đến chùa để vãn cảnh, chiêm bái, tận hưởng khung cảnh thanh tịnh, cầu mong những điều tốt đẹp thì sẽ là hành động được chào đón, tuy nhiên, nếu làm chuyện sai trái, các bạn sẽ gặp phải sự “đổ vỡ”.
Chùa Thiên Mụ
Cầu Tràng Tiền
- Nhắc tới biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, người ta thường nhớ tới hình ảnh chiếc cầu Tràng Tiền duyên dáng soi bóng dưới dòng sông Hương.
- Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, cầu Tràng Tiền là cây đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ XIX ở Đông Dương nhưng xét về kỹ thuật và vật liệu là của phương Tây.
- Cầu Tràng Tiền vẫn giữ một vai trò vị trí quan trọng từ trước tới nay đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Cố đô Huế. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong rọi bóng xuống dòng sông trong những ngày nắng chói chang làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến chi lạ. Lang thang, tản bộ bên phía lề dành cho người đi bộ, bạn được chứng kiến những âm thanh, hình ảnh quen thuộc hàng ngày của xứ Huế diễn ra ngay chính trên chiếc cầu này.
- Thấp thoáng, ẩn hiện đâu đó, hình ảnh những thiếu nữ mặc chiếc áo dài màu tim tím, tay cầm chiếc nón lá tạo độ duyên dáng, e ấp nụ cười bên chiếc cầu Tràng Tiền. Vào màu hè những cánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên sông tô màu nổi bật cho cầu Tràng Tiền. Hay cầu Tràng Tiền còn là địa điểm những cặp đôi uyên ương chọn để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của chặng đường hạnh phúc phía trước.
- Với người dân Cố đô, cầu Tràng Tiền ẩn chứa bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Không chỉ dừng lại ở đó, cầu Tràng Tiền còn là nơi trao bao lời hẹn thề, khúc nối duyên tình của những cặp đôi nam nữ.
Cầu Tràng Tiền
Vịnh Lăng Cô
- Vịnh Lăng Cô từng được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới năm 2009.
- Từ Lăng Cô, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan khu vườn quốc gia Bạch Mã. Trên tuyến quốc lộ 1 từ Huế vào Đà Nẵng, cách Huế khoảng 60km, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông còn có bãi tắm và nghỉ mát lý tưởng mang tên Cảnh Dương.
- Kế bên bãi biển Lăng Cô này là một Chân Mây với làn nước yên ả, bãi tắm rộng, bằng phẳng hòa hợp cùng làn nước biển trong xanh và âm thanh reo ca của rừng dương nằm sát bãi tắm.
- Lăng Cô đẹp như một bức tranh. Lăng Cô ngày nay được mệnh danh là “người đẹp làng chài”.
- Bởi Lăng Cô nằm giáp danh giữa Huế và Đà Nẵng nên nếu có thể du khách lên đỉnh đèo Hải Vân, ngắm nhìn xa xa là làng chài và bãi tắm Lăng Cô đẹp như một bức tranh hay toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà.
- Nơi đây hội tụ tài nguyên du lịch phong phú và nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thập phương.
Biển Lăng Cô
Sông Hương
- Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây, mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Sỡ dĩ có tên “Sông Hương” là vì dòng sông chảy qua một khu rừng thảo mộc nên một phần được nhuốm mùi hương.
- Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách.
Núi Ngự Bình
- Tới đây bạn có thể được ngắm khung trời bao la, không gian thoáng mát yên tĩnh của núi rừng. Đây là ngọn núi rất gần gũi với người dân Huế từ thời xa xưa, và có tầm quan trọng trong lịch sự của cố đô Huế.
- Địa điểm này là nơi mà vua Gia Long chọn làm nơi che chắn cho kinh thành, bên cạnh đó nơi đây còn là điểm dã ngoại quen thuộc của các vị vua từ thời Nguyễn, hàng thông bạt ngàn từ đỉnh núi xuống cũng được chính tay vua trồng từ thời xưa.
- Đứng từ trên đỉnh núi bạn có thể tận mắt ngắm trọn một bức tranh huyền ảo của thành phố với cung điện nguy nga, những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương trong xanh. Khi hoàng hôn buông xuống, du khách còn được thưởng thức bức tranh nên thơ, khoảng trời vàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây, một vẻ đẹp đặc trưng và trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Lăng Khải Định
- Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.
- Lăng Khải Định là sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời. Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản
- Một nét đặc biệt khác khiến du khách khi đến thăm lăng Khải Định đều phải trầm trồ là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ.
Lăng Khải Định
Điện Hòn Chén
- Nếu bạn đã đi qua những thắng cảnh bên trên thì đây chính là đích đến cuối cùng của hành đến thăm cố đô Huế – điện Hòn Chén. Nằm trong tổng thể khu di tích cố đô Huế, điện Hòn Chén âm thầm soi mình xuống dòng sông Hương xanh ngắt, nằm ẩn khuất giữ núi rừng xanh ngát. Điện Hòn Chén tiền thân là đền thờ nữ thần Pon Nagar, nữ thần khai sinh ra xứ sở, trái đất, lúa gạo. Điện Hòn Chén bao gồm 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ, nằm ở sườn núi Ngọc Trản. Nơi đây gắn liền với nhiều chuyện xưa tích cũ còn được lưu lại đến ngày nay.
Phá Tam Giang
- Chắc chẳng có nơi nào giống phá Tam Giang, nơi mặt nước mênh mông trải dài và rộng miên man kéo từ đầu này đến đầu kia cả một xứ sở. Nơi đó có núi quanh co ôm trọn, có ba dòng sông chảy về, có những làng chài nhỏ xíu thấp bé nằm giữa mênh mông góc bể chân trời.
- Đã đến Tam Giang, tốt nhất là đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu không bạn sẽ khiến mênh mông đất trời nơi đây mệt nhoài với những xô bồ thành thị mất. Bạn hãy xin lên những gian nhà chồ nằm rải rác trên mặt nước, uống một ly nước, nếu có thể, nhấp một ngụm rượu nhỏ và chờ mấy bác ngư dân đi ngang. Tôm cá ở đây đặc biệt tươi ngon, nên bạn đừng bỏ lỡ.
- Tham quan đầm phá Tam Giang, bạn sẽ được ngồi trên chiếc thuyền gỗ dạo quanh đầm Thủy Tú để trải nghiệm cuộc sống vùng đầm phá. Sau đó trải nghiệm hành trình đạp xe tham quan thôn An Bằng, nơi có thành phố lăng nổi tiếng với những khu lăng mộ hiện lên đồ sộ và quy mô.
Chợ Đông Ba
- Là khu chợ tinh hoa của xứ Huế. Là điểm dừng chân du lịch Huế cuốn hút đến mức nhiều du khách quên thời gian và lạc lối.
- Chợ Đông Ba là một ngôi chợ nổi tiếng ở Huế, nếu bạn đến Huế mà không vào đây mua vài thứ đồ về làm quà hay đi thăm thú thưởng thức món ngon địa phương ở khu chợ này thì thật là phí phạm.
- Chợ Đông Ba nằm giữa cầu Trường Tiền và cầu Gia Hội, bên ngoài nhìn chợ có vẻ giống như những ngôi chợ bình thường khác, tuy nhiên khi vào khám phá hết bên trong ta mới thấy được sự khác biệt, mới thấy nơi đây xứng đáng với tên gọi “khu chợ tinh hoa của xứ Huế”.
- Rất nhiều người đã tin rằng, chỉ cần ghé chợ Đông Ba Huế, là bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn hương sắc xứ Huế và mang về nhà những món quà đặc biệt nhất chỉ trong một buổi chiều.
- Đến chợ Đông Ba bạn không thể bỏ qua những món ăn ở nơi đây. Nếu vô tình bạn đi lạc đến khu ẩm thực thì chắc chắn bạn sẽ rất khó khăn để có thể thoát ra được khỏi đó, bởi những món ăn ở đây không những ngon, lạ, đẹp mắt, mà còn rẻ cực kì.
Chợ Đông Ba
3. Đi Huế ăn gì
- Đi du lịch, ngoài việc ghé thăm các danh lam thắng cảnh đẹp thì thưởng thức ẩm thực cũng là một thú vui không thể không nói tới. Nhiều người cho rằng món ăn cũng chính là văn hóa, thưởng thức món ăn chính là đang trải nghiệm văn hóa của vùng đất mà mình đến. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội này khi các bạn đến một nơi nào đó.
- Huế là vùng đất cố đô nhưng cũng là vùng đất nằm ở miền Trung đầy nắng gió, có nhiều bất lợi về vị trí cũng như điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy mà ẩm thực nơi đây có những nét đặc trưng riêng, rất nhiều món ăn thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ trong chế biến, nhưng lại sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu sẵn có, đơn giản mà tạo ra hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Cẩm nang du lịch bụi Huế sẽ gợi ý cho các bạn những món ngon ở Huế mà chắc chắn các bạn phải thử khi tới Huế.
3.1 Các món ăn ngon ở Huế
Cơm hến
- Nhắc tới Huế chắc hẳn ai cũng nghĩ tới món Cơm hến đầu tiên, bởi món ăn này dân dã, có mặt ở khắp nơi từ những quán ăn.
- Cơm hến với nguyên liệu chính là hến nhưng phụ gia thì khá nhiều như tóp mỡ chiên giòn, mắm ruốc, rau sống, hoa chuối, giá đỗ, thân khoai môn trắng thái nhỏ, lạc rang… Tất cả trộn lẫn đem lại một hương vị đậm đà và cay nồng rất đặc trưng của xứ Huế.
- Món ăn này có thể tìm thấy ở khắp nơi và có giá rất rẻ. Thường các quán bán cơm hến có phục vụ cả bún hến, cháo hến, nếu có nhiều thời gian các bạn nên ăn thử cả những món này nữa.
Một số quán cơm Hến ở Huế
- Quán ở Cồn Hến, Vĩ Dạ
- Quán chị Nhỏ trong ngõ ngã tư Phạm Hồng Thái – Trương Định
- Quán ở số 2 Trương Định
- Quán Cháo – Bún – Cơm hến ở 98 Nguyễn Huệ
- Khu vực đường Hàn Mạc Tử
- Vỉa hè đường Trần Nhân Tông, gần chợ Tây Lộc
Cơm Hến – Huế
Bún bò Huế
- Có thể nói đây là món ăn không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng toàn thế giới. Hầu hết khách du lịch nước ngoài đều biết đến món ăn này bởi rất nhiều bài viết trên báo, tạp chí nước ngoài hay từ những blogger du lịch nổi tiếng đều đề cập tới món Bún bò như một món ăn ngon ở Huế không thể cưỡng nổi.
- Sáng sáng, ở Huế các bạn có thể thấy quán bún bò ở khắp nơi, giá chỉ từ 20-30k/bát tùy quán nhưng chất lượng có thể nói là miễn chê. Món ăn này có hương vị và màu sắc rất đặc trưng mà không món ăn nào có được từ các loại gia vị như sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành, mắm ruốc… Một bát bún bò đúng điệu phải có một miếng chân giò, giò nắm, tiết lợn, và vài lát thịt bò… và quan trọng nhất là rau ăn kèm phải thật tươi ngon.
Tham khảo: Những thông tin quan trọng cần biết khi du lịch Singapore
Gợi ý một vài địa điểm thưởng thức món Bún bò Huế
- 13 Lý Thường Kiệt, cạnh nhà khách Công Đoàn
- Quán “Mụn Rớt” gần chùa Diệu Đế
- Bún Lệ đường Điện Biên Phủ
- Quán bún Bà Phụng trên đường Nguyễn Du
- Bún Bà Mỹ ở 71 Nguyễn Công Trứ
Chè Hẻm
- Những hàng chè ở Huế thường nằm trong những con hẻm nhỏ nên tự dưng “Chè Hẻm” trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Và nói tới chè thì chắc không đâu lại có nhiều loại chè như ở Huế. Chỉ tính chè cung đình đã có hơn 36 loại, cầu kỳ từ cách chế biến tới cách bày biện. Từ chè đậu xanh, hạt sen, xanh dứa… tới những món nghe lạ tai hơn như chè môn sáp vàng, chè bông cau, chè bột lọc thịt quay… Rồi tới hàng chục loại chè bình dân như chè bắp, chè kê, chè khoai, đậu ván… Vào quán chè ở Huế các bạn có thể ăn tới hàng chục loại mà không thấy ngán nhưng cũng không thể nào một lần mà có thể thưởng thức hết tất cả các loại chè ở đây.
- Quán chè nổi tiếng nhất ở thành Huế là quán nằm sâu trong hẻm 27 trên đường Hùng Vương của bà Linh Lan. Quán chè mở từ năm 1985 và tới nay bà đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn tận tay lựa từng loại nguyên liệu để nấu chè.
Bánh Huế
- Nếu đến Huế, ghé chợ Đông Ba các bạn nên thử thưởng thức một đĩa bánh ở đây, các bạn sẽ ngạc nhiên cho coi. Mỗi dĩa bánh sẽ có đủ các loại bánh đặc sản của Huế như bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram ít… Loại bánh nào cũng ngon, cũng thú vị.
- Bánh bèo có thể coi là món ăn gắn bó với người dân ở đây một cách mật thiết, có màu trắng, mỏng như chiếc lá, đổ khuôn trong những chén nhỏ, hình tròn. Nhiều gánh hàng rong hoặc chỉ là một chiếc thúng nhỏ, người bán hàng đem bánh bèo đến bán từng nhà.
- Bánh bột lọc thì được làm từ củ sắn, nhân bánh có tôm, thịt mỡ, gói bằng lá chuối và hấp chín. Bánh bột lọc được người vùng khác yêu thích đến nỗi mỗi khi đến Huế đều mua tới cả trăm cái mang về làm quà cho những người ở nhà.
- Tất cả những loại bánh này thường đều có bán ở những quán bán bánh.
- Ngoài ra, còn một loại bánh nữa là bánh khoái, thường được phục vụ riêng cứ không có trong đĩa bánh các loại. Vỏ bánh khoái đổ bằng bột gạo xay trộn với lòng đỏ trứng, nhân là tôm bóc vỏ, thịt bò hay thịt chim nướng thái lát, mỡ phần thái nhỏ, giá sống… Nhưng thứ tạo ra hương vị tuyệt hảo cho món bánh này chính là nước chấm.
Các địa điểm thưởng thức bánh Huế ngon:
- Quán bánh trên đường Chi Lăng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ
- Quán Bà Đỏ, 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Quán Bà Cư, 47 Nguyễn Huệ
- Quán Hàng Me ở Võ Thị Sáu
Bánh Huế
Cơm Âm Phủ
- Một món ăn ngon ở Huế mà có cái tên khá lạ, gây nhiều tò mò cho khách du lịch với câu nói “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình, có quán Âm phủ ma rình phía sau” là món Cơm Âm phủ. Nhưng có thể nói món ăn này hấp dẫn từ hình thức cho tới hương vị. Nguồn gốc của món ăn này bắt nguồn từ quán cơm có tên Âm phủ trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế. Quán đã mở cửa gần trăm năm nay và trước chỉ mở vào đêm khuya, dùng đèn dầu leo lét nên mới thành tên như vậy.
- Một đĩa cơm Âm Phủ bưng ra bạn sẽ được thưởng thức bằng mắt trước tiên bởi đĩa cơm có đủ cả 7 màu, được bày biện hết sức nghệ thuật, hết sức rực rỡ. Cơm trắng được nấu bằng gạo An Cựu ở giữa, xung quanh có thịt ba chỉ, chả lụa Huế, tôm, nem nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo… Khi ăn, các bạn nhớ rưới một ít nước mắm lên trên, trộn đều và thưởng thức.
Quán cơm Âm Phủ ở Huế
- Quán 35 Nguyễn Thái Học
- Quán 51 Nguyễn Thái Học
3.2 Quán ăn Huế nhất định phải đến thử 1 lần
Quán bánh Bèo – Nậm – Lọc Bà Đỏ
- Quán bánh Bèo – Nậm – Lọc Bà Đỏ là một trong những quán bánh nổi tiếng nhất ở Huế, với kinh nghiệm làm bánh lâu năm, bánh ở đây mang đậm hương vị bánh Huế. Bánh lọc mượt mà, trong, bạn có thể nhìn thấy tôm và thịt bên trong sau lớp bột bánh. Bánh nậm thơm ngon, bánh bèo với bột vừa ăn. Chắc chắn các bạn sẽ thích khi đến với quán ăn này và thưởng thức các loại bánh đặc trưng Xứ Huế.
- Địa chỉ: 08 Nguyễn Bỉnh Khiêm – thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 8h – 21h30
Quán bún thịt nướng Đào Duy Từ
- Quán bún thịt nướng Đào Duy Từ là địa điểm ăn uống ở Huế được rất nhiều du khách yêu thích. Tại đây có món bún thịt nướng rất thơm ngon và đặc biệt. Khi được thưởng thức một tô bún thịt nướng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của thịt nướng vừa mềm, vừa thơm. Ngoài ra, quán ăn này còn phục vụ thực khách món nem lụi – một trong những món ăn Huế ngon nổi tiếng tại đây.
- Địa chỉ: Số 81, Đào Duy Từ, TP Huế
- Giờ mở cửa: 16h-19h
Cơm hến Hoa Đông
- Cơm hến Hoa Đông là quán ngon Huế từ lâu đời, được xuất phát từ những người dân làng chài vùng sông nước. Cơm hến đầy đủ các vị: mặn, ngọt, chua, cay, hòa quyện đậm đà mang nét đặc trưng riêng của Huế. Song song với món cơm hến, đến đây bạn còn có thể thưởng thức các món mì hến, bún hến…
- Địa chỉ: 64 kiệt 7 Ưng Bình, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Giờ mở cửa: 6h30 – 20h
Bún bò Mệ Kéo
- Bún bò Mệ Kéo nổi tiếng từ lâu đời, nằm ở số 20 Bạch Đằng – Huế. Độ thơm ngon của bún bò Mệ Kéo là sự kết hợp tinh tế giữa các loại thực phẩm, gia vị, tô bún với đầy đủ sắc xanh của rau, nước dùng vừa miệng, thịt ngọt và vừa ăn.
- Địa chỉ: 20 Bạch Đằng, Phú Cát, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Giờ mở cửa: 6h -10h
Quán bánh ép Dì Mai
- Nếu bánh ép Huế là món ngon mà bạn yêu thích thì hãy tới ngay quán dì Mai để thưởng thức. Bánh ép của quán Dì Mai được nhiều thực khách đánh giá ngon, rẻ chất lượng. Nhân bánh ăn có nhiều trứng và thịt, bánh dẻo. Ăn kèm đồ chua ngọt chấm cùng nước mắm vừa cay, vừa ngọt, đảm bảo bạn sẽ nghiện món ăn này.
- Địa chỉ: Đối diện cổng trường THCS Duy Tân, TP Huế
- Giờ mở cửa: 14h-20h.
Chè cầu Trường Tiền
- Chân cầu Trường Tiền có thể coi là một thiên đường ăn vặt với rất nhiều món ăn khác nhau, từ chè đến các loại bánh, nước… Đặc biệt, vào những dịp có chợ đêm, nơi này trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Còn gì tuyệt vời khi vừa được ăn chè thơm ngon, vừa được ngắm sông Hương thơ mộng nữa chứ.
- Địa chỉ: Dưới chân cầu Trường Tiền phía bên đường Lê Lợi (Công viên 3/2)
- Giờ mở cửa: 14h – 22h
Chè Huế
3.3 Quán cà phê đẹp ở Huế
Vỹ dạ xưa – Quán cafe vừa đẹp vừa yên tĩnh ở Huế
- Với những khách hàng yêu thích không gian trầm lắng và cổ kính, Vĩ Dạ Xưa có lẽ là điạ điểm lí tưởng mà du khách không thể bỏ qua khi đến Huế du lịch.
- Nơi đây mang vẻ đẹp tinh tế của những tinh hoa kiến trúc cung đình xưa của Huế một thời. Đặt chân đến đây, mọi người sẽ cảm nhận được một không gian đậm chất Huế xưa với những đôi quang gánh, những chiếc cầu nhỏ, đèn lồng, những bức tranh thư pháp điêu luyện,…
- Địa chỉ: 131 Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên
Quán cà phê Vỹ Dạ Xưa
Zone 7 Coffee & Restaurant
- Zone 7 Coffee & Restaurant nằm Sau lưng Big C, Quán có không gian khá rộng rãi và thoáng mát. Zone 7 Coffee & Restaurant là một trong số ít quán cafe có khu vui chơi trẻ em.
- Quán trở nên rất lý tưởng cho những bậc phụ huỵnh có thể đem con em đến đây uống cà phê mà không lo về các con em của mình… Thật tuyệt phải không nào? Ở đây cũng sở hữu không gian hài hòa, thoáng mát, đẹp cộng với thức uống phong phú. Đây sẽ là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách.
- Địa chỉ: Số 1, Phong Châu, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
The One Coffee and Bakery
- Quán nằm tại số 03 Hùng Vương, TP. Huế. Cũng là địa chỉ có nhiều du khách nước ngoài đến đây du lịch. Nếu đến với quán vào ban đêm, bạn sẽ thấy bên ngoài quán được trang trí rất nhiều đèn, sáng rực rỡ và không kém phần lung linh vào ban ngày.
- Cơ sở vật chất bên trong quán được trang trí khá hiện đại, nhân viên phục vụ nhiệt tình, vui vẻ. Nếu du khách muốn được cảm nhận sự tĩnh lặng để quan sát mọi sự chuyển động thì đây quán rất phù hợp. Quán được chia làm 2 tầng rõ rệt, nếu các bạn muốn được ngồi trên cao ngằm nhìn đường phố thì có thể lên tầng 2 để cảm nhận.
- Địa chỉ: 3 Hùng Vương, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Giờ mở cửa: Thứ Hai – Chủ Nhật : 07:00-22:00
Cà phê Mộc
- Nếu nói đến quán cà phê có view đẹp ở Huế thì không thể bỏ qua Cà phê Mộc. Được trang khí rất khác lạ đó là một nhà mái ngói có khung thép, không có tường và không có cửa. Cà phê Mộc sở hữu bầu không khí vô cùng mát mẻ, có nắng, có gió và một khoảng trời trong xanh. Do đó quán rất thích hợp cho du khách vào mùa hè.
- Địa chỉ : 131 Đinh Tiên Hoàng, Tp. Huế
Reborn Coffee
- Nếu đến quán vào ban đêm thì du khách sẽ thấy đẹp hơn, vì ánh đèn lung linh của quán kèm với đó là những ánh đèn đườnh phố, làm cho cảnh đẹp trở nên lung linh hơn. Nếu các bạn đến đây vào mùa hè thì rất tuyệt, vì ngồi trên cao sẽ hưởng được sự mát mẻ của gió trời.
- Reborn Coffee cà phê được nhiều du khách đánh giá là quán dễ thương, mến khách
- Địa chỉ: 9 Trần Nguyên Đán, Thuận Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
4. Đặc sản xứ Huế
- Đặc sản Huế được du khách yêu thích bởi những món ăn được chế biến và thưởng thức vẫn theo phong cách cung đình nhưng được bán ở nhiều đường phố với giá bình dân. review.vnhomestay.com.vn giới thiệu các món đặc sản Huế cần phải thử một lần trong đời.
Tôm chua Huế
- Là một món ăn bình dị của người xứ Huế, tôm chua được rất nhiều người yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn có cả du khách quốc tế. Ngon từ cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của riềng của ớt và các gia vị… khiến cho những người thưởng thức khó lòng quên được món ăn này.
- Sự tinh tế của món ăn xứ Huế được thể hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách chế biến, tôm không quá to, không quá nhỏ đẻ có thể thấm đều gia vị và hũ tôm thêm đẹp.
- Với món tôm chua bạn có thể ăn cùng cơm nóng hoặc nổi tiếng nhất có thể kể đến tôm chua ăn kèm thịt luộc, bánh tráng, dưa giá cùng các loại rau khác… tất cả trộn lẫn vào nhau tạo nên hương vị thật khó cưỡng.
Cách làm tôm chua kiểu Huế
Nguyên liệu
- Tôm tươi: 2 lạng
- Bột nếp: ½ bát
- Đường: 1 thìa
- Muối: 1 thìa
- Ớt chuông: ½ quả
- Ớt chỉ thiên: 10 quả
- Riềng: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Rượu trắng: 300 ml
Cách làm
- Rửa sạch tôm, để nguyên con để ráo sau đó ngâm với rượu trắng khoảng 30 phút
- Vớt tôm ra, cắt râu, cắt bỏ phần đầu qua mắt tôm, sau đó tiếp tục cho vào rượu ngâm tiếp
- Cho bột nếp vào 1,5 bát nước rồi cho vào xoong, sau đó thêm muối rồi bắc lên bếp quấy đều tới chín. Cho ra tô để nguội
- Thái sợi riềng, thái tỏi lát mỏng, cho ớt chuông và ớt chỉ thiên vào xay
- Khi bột nếp đã nguội thì cho tất cả bao gồm: tôm, riềng, tỏi, ớt, muối, đường, hỗn hợp bộp nếp vào trộn cùng với tôm.
- Sau đó chuẩn bị lọ kín, xếp tôm vào, phủ một lớp riềng ở phía trên để tôm không nổi lên mặt lọ.
- Tôm để ở nhiệt độ phòng khoảng 3-5 ngày, sau đó thấy tôm đỏ au là có thể thưởng thực được.
Chỉ với những bước đơn giản trên bạn đã có cho gia đình mình món tôm chua hấp dẫn.
Tôm chua Huế
Chè Huế
- Cả Huế và người Huế đều mang vẻ đẹp dịu dàng, trầm lắng mà bình dị. Nhưng chè Huế thì không hẳn như vậy. Chẳng những đa dạng và rực rỡ sắc màu, mỗi hạt đậu, viên bánh hay miếng thạch trong chè đều là tinh hoa, hội tụ cả sự tinh tế của ẩm thực cung đình và nét mộc mạc của một món ăn dân dã. Đến Huế là phải thử chè Huế, không chỉ một lần mà nhiều lần, để thỏa mãn chiếc miệng thòm thèm và cảm nhận được văn hóa nơi đây một cách chân thực nhất.
Cách làm chè Huế
Nguyên liệu
- Đậu đỏ: 1 gói (300g)
- Đậu xanh: 1 gói
- Đậu phộng rang: 1 túi
- Bột nếp: 100g
- Bột năng: 150g
- Dừa rám: 1 quả
- Lá dứa tươi: 3 – 5 lá
- Đường: 300g
- Nước cốt dừa: 1 chai
- Sữa tươi: 300m
Cách làm
- Bước 1: Đậu đỏ nấu mềm, cho đường vừa ăn rồi để nguội. Đậu xanh nấu chín rồi tán nhuyễn và vo viên nhỏ (để lại một ít để làm chè trôi nước)
- Bước 2: Đậu phộng rang để nguyên hạt. Dừa tách lấy cùi bào sợi nhỏ, phần còn lại cắt hạt lựu lăn qua lớp bột năng rồi luộc chín.
- Bước 3: Bột nếp nhào vo thành viên nhỏ luộc chín rồi vớt ra để nguội.
- Bước 4: Sữa và đường nấu sệt dạng chè đậu xanh. Đánh lỏng chút vanilla vào cho thơm để nguội.
- Bước 5: Nấu khoảng nửa cốc lá dứa, cho nước dừa, đường, muối và sữa đặc vào khuấy đều tất cả cho tan rồi cho lên bếp khuấy vừa sôi rồi nhắc ra để nguội.
Với những nguyên liệu có sẵn trên khi ăn các bạn múc từng loại chè vào cốc , khi ăn cho thêm đá vào.
Giá dầu tràm Huế
- Tinh dầu Tràm Huế nổi tiếng với nhiều công dụng đặc biệt là vô cùng tốt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Với những công dụng đặc biệt cộng sự an toàn cho sức khỏe người dùng mà mỗi ngày tinh dầu càng được ưu chuộng hơn.
- Tinh dầu tràm Huế là sản phẩm được chiết xuất tự nhiên từ cây tràm theo phương thức nấu chưng cất truyền thống không có hóa chất nên rất an toàn cho người dùng. Dầu Tràm có màu vàng hoặc màu xanh lá pha vàng – đây cũng chính là màu của chất diệp lục trong lá và có mùi gây đặc trưng. Mặc dù có mùi gây như lại khá dễ chịu chứ không hắc như một số loại dầu khác.
- Do nhu cầu sử dụng nhiều nên có rất nhiều loại dầu tràm Huế được làm giả với chất lượng cực kém. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh mà còn làm giảm đi sự uy tín cho sản phẩm có hiệu quả rất cao.
- Giá dầu tràm hiện nay rơi vào khoảng tầm 100.000 – 150.000 VNĐ / chai. Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc nơi mua dầu tràm để tránh mua phải loại dầu tràm giả.
5. Đi Huế nên ở khách sạn nào
Eldora Hotel
- Với vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố Huế, Eldora Hotel luôn cung cấp các dịch vụ đặc biệt với một phong cách nghệ thuật và sự thanh nhã tự nhiên. Eldora là một trong những khách sạn sang trọng ở Huế được du khách đánh giá cao nhất. Khách sạn thể hiện được những điều tinh túy, thanh lịch nhất xứng với danh xưng Cố đô và pha trộn chúng với nét tiện nghi hiện đại, mang đến cho du khách một trải nghiệm thực sự độc nhất.
- Ở khách sạn Eldora, mỗi phòng ngủ còn được “tặng kèm” một view phòng vô cùng tráng lệ. Từ toàn cảnh thành phố cho đến ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng mỗi tối, bạn hoàn toàn được thỏa sức lựa chọn chiêm ngưỡng thành phố Huế theo cách riêng của mình.
- Địa chỉ: 60 Bến Nghé, Phú Hội, TP. Huế
- Giá phòng từ: 1.561.000 VND
Eldora Hotel
Indochine Palace
- Được bao bọc bởi một khu vườn màu xanh mướt mát bên ngoài kết hợp với nước sơn màu trắng muốt, Indochine Palace, với tư cách là một khách sạn sang trọng ở Huế, đã đặt một dấu ấn nổi bật, tương phản với gam màu vàng trầm và buồn như người ta vẫn hay nghĩ về Huế ngay giữa lòng thành phố.
- Các phòng ngủ sang trọng tại Indochine Palace đều sở hữu diện tích từ 35 m2 và phong cách thiết kế phòng tắm mở. Các vật dụng trong phòng, từ hộp đồ trên bàn cho đến gian ăn uống trong phòng, đều phản ánh sự tỉ mỉ đến từng chi tiết mà Indochine Palace mong muốn trao tặng cho những vị khách đã chọn nơi đây. Đặc biệt hơn, mỗi phòng đều có gian phòng khách mở riêng, nơi bạn có thể giải trí hoặc thư giãn, trò chuyện với gia đình, bạn bè trong bầu không khí thoải mái, riêng tư.
- Địa chỉ: 105A Hùng Vương, Phú Nhuận, TP. Huế
- Giá phòng từ: 2.417.760 VND
Nhà vườn An hiên Huế
- Nếu nhà vườn truyền thống là một trong những loại hình di sản văn hóa của cố đô Huế thì An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất trong số các nhà vườn còn lại đến nay ở miền núi Ngự sông Hương.
- An Hiên cũng như nhiều nhà cửa và các công trình kiến trúc cổ khác trong vùng đều quay mặt về phía dòng sông thơ mộng. Nó nằm khá gần chùa Thiên Mụ và cũng không xa Kinh thành.
- Toàn bộ cấu trúc khung trong nhà đều được làm bằng gỗ. Những hoa văn, họa tiết đều được chạm trổ và điêu khắc vô cùng tình tế. Mái lợp ngói liệt nhiều lớp, bờ nóc hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen. Ngôi nhà có nhiều kỷ vật quý của cung đình triều Nguyễn. Đó là bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban cho gia đình năm 1937, hiện treo ở gian giữa, và nhiều bài thơ của vua Thành Thái, hiện cũng được treo ở nơi tiếp khách trong nhà.
- Nếu đã đến du lịch Huế bạn đừng quên ghé thăm nhà vườn An Hiên, đến nơi đây bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp trong xanh, tươi mát của khuôn viên, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của ngôi nhà vườn xứ Huế.
- Địa chỉ: 58 Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Nhà vườn An Hiên – Huế
>> XEM THÊM THÔNG TIN
- Kinh nghiệm đặt phòng online (Click vào)
Tham khảo: Top 6 nhà xe Hải Phòng Mỹ Đình: xe khách giường nằm, xe limousine
6. Ca Huế được hình thành từ đâu
- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc,thanh cao.
- Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng.
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.
- Với kĩ thuật đàn và hát,ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Ca Huế trên sông Hương
7. Du lịch Huế 1 ngày
Buổi sáng:
- Để bắt đầu cho chuỗi hành trình là phải nạp năng lượng “có thực với vật được đạo”, chỉ một tô bún bò huế ở đường Nguyễn Công Trứ hay Bà Triệu sẽ làm cho bạn tràn đầy sức sống và sẵn sàng cho việc khám phá Huế thơ mộng.
- Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, nhà hát Duyệt Thị Đường, …). Quần thể di tích của Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.
- Đại Nội Huế (tên thường gọi chung cho Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế) là điểm du lịch tham quan nổi tiếng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, với quần thể kiến trúc cung đình vàng son một thuở.
- Về Hoàng thành Huế: Hoàng thành Huế là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành Huế.
- Lịch sử Hoàng thành Huế được xây dựng từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long nhưng đến năm 1833 thời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh. Vòng thành kết cấu bằng gạch, có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, gồm 4 cửa để ra vào, trong đó cửa chính ở phía Nam là Ngọ Môn. Các kiến trúc bên trong thành đều được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn non bộ và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo thêm vẻ thanh thoát cho hình ảnh Hoàng thành Huế.
- Tử Cấm thành Huế
- Tử Cấm thành Huế là vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Đây là nơi cung cấm chỉ dành riêng cho vua và hoàng gia, được bảo vệ rất nghiêm ngặt, ngay cả quan lại nếu không phận sự hoặc được vua gọi cũng ít khi lai vãng.
- Diện tích Tử Cấm thành Huế là một hình chữ nhật có chu vi khoảng 1.229m, mặt trước và sau dài 324m, hai mặt bên dài 290m, thành cao hơn 3m, dày gần 1m, được xây hoàn toàn bằng gạch vồ. Xung quanh không có hào và gồm 7 cửa, trong đó mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay giữa gọi là Đại Cung Môn.
- Hệ thống kiến trúc trên sơ đồ Tử Cấm thành Huế được bố cục chặt chẽ và đăng đối, với hơn 50 công trình phân chia theo chức năng khác nhau. Điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh. Hai bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan đứng đợi và chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều. Đặc biệt, Điện Càn Thành trong Tử Cấm thành ở Huế chính là nơi vua ở, phía trước có sân rộng, ao sen… Cung Khôn Thái là nơi sinh hoạt của Hoàng Quý Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.
- Tham quan Chùa Thiên Mụ, một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Huế và là ngôi quốc tự dưới thời kỳ phong kiến.
- Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, xa xăm là ngọn núi Ngự Bình lúc ẩn lúc hiện. Buổi sáng tham quan chùa Thiên Mụ là điều thích hợp nhất bởi lẽ tiếng chuông chùa sẽ làm tâm hồn bạn trở nên thanh tịnh, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình mê hoặc lòng người tứ phương. Ngắm nhìn sông Hương từ góc nhìn đẹp nhất với hàng phượng đỏ hai bên bờ, với những con đò nhỏ ven nước trôi sông, tấp bập với cuộc sống mưu sinh sông nước.
- Ăn trưa Cơm cung đình Huế
- Nói đến Huế người ta luôn nhắc đến những món ăn tinh tế được làm từ đôi bàn tay khéo léo của con gái Huế. Dừng chân ghé vào nhà hàng Cung Đình thưởng thức ẩm thực cao lương mỹ mị, những món ăn được trang trí công phu, mỗi khách đều được mặc chiếc áo long bào của vua chúa và tận hưởng theo phong cách quý phái của các bậc vua chúa thời xưa.
Buổi chiều:
- Tham quan hệ thống lăng tiêu biểu nhất của vương triều Nguyễn gồm: Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định. Đặc biệt quý khách sẽ được trực tiếp xem biểu diễn võ thuật phái Võ Kinh Vạn An của ông tổ Trương Ngọc Giai, vốn là Đội trưởng đội thị vệ triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức.
- Ăn tối đặc sản Huế: cơm hến, các loại bánh Huế, chè Huế….
- Đến Huế không thể không thưởng thức món chè bắp. Vị ngọt thanh của đường phèn, sự bùi bùi của bắp non hòa quyện mùi vị béo ngậy của nước cốt dừa. Khác với bắp ở các nơi khác, bắp ở đây thơm ngon, béo ngậy do được hưởng những lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi lần nước lên. Có thể nói rằng bát chè bắp Cồn Hến thơm dẻo, bình dị nhưng mang đậm phong vị xứ Huế.
Buổi tối:
- Ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hương, đến bến tòa khâm đi thuyền rồng nghe ca huế.
- Trái với Hội An mang vẻ đẹp cổ kính xưa, Huế lại mang vẻ đẹp hoài cổ của một mảnh đất thần kinh lắng đọng nhẹ nhàng. Huế về đêm thật đẹp. Những ngôi nhà đứng sát bên nhau trong lặng yên như thể chúng đang nói thì thầm thì sợ du khách nghe được vậy ấy.
- Dạo bước về đêm ở Huế sẽ giúp bạn đối diện với lòng mình để tìm những hoài niệm xưa, khoảnh khắc hay những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ ngay trên mảnh đất xa lạ mà đầy thân quen này.
- Về đêm không gì thú vị bằng việc “lê la” ở những quán cà phê đẹp và tiếp tục hành trình ăn khuya.
8. Kinh nghiệm du lịch Huế khác
- Vào các mùa cao điểm du lịch như Festival, lượng khách đổ về rất đông, khiến khách sạn ở Huế dễ dàng rơi vào tình trạng quá tải. Đừng quên lên kế hoạch từ sớm, đặt trước phòng để tìm được một nơi nghỉ ngơi ưng ý nhất nhé.
- Huế có một số món đặc sản bạn có thể mua về làm quà như nem chua, mè xửng, tré, hoặc nón bài thơ để lưu niệm.
- Quần thể cố đô – kinh thành Huế có diện tích rất lớn, bạn nên xác định trước những địa điểm muốn tham quan và sắp xếp tuyến đường cho hợp lý.
- Nếu không quen ăn cay, bạn nhớ dặn trước với người bán giảm độ cay kẻo lại phải vừa ăn vừa hít hà đó nhé.
- Trước khi sử dụng các dịch vụ du lịch, mua sắm, ăn uống, bạn cũng nên hỏi trước giá cả, trả giá khi cần để tránh bị nói thách.
Festival Huế
Với trọn bộ cẩm nang du lịch bụi Huế tự túc trên đây, hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ nhất tại xứ Huế mộng mơ cùng Gonatour nhé!
Tour du lịch Huế giá tiết kiệm
Tham khảo: Top 6 nhà xe Hải Phòng Mỹ Đình: xe khách giường nằm, xe limousine
Ý kiến bạn đọc (0)