5/5 – (1 bình chọn)
Cây Cầy hay còn gọi là cây Kơ nia. Loài cây này mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, cây còn mang nhiều giá trị hơn thế, ví dụ như trong thị trường khai thác gỗ. Ưu điểm của Gỗ Cầy là gì? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Cây kơ nia còn gọi là cây gì
Nội dung bài viết
- 1 Gỗ Cầy là gỗ gì?
- 2 Tìm hiểu về Gỗ Cầy
- 2.1 Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Cầy
- 2.2 Sự phân bố của Gỗ Cầy
- 2.3 Cầy thuộc nhóm nào?
- 2.4 Ưu điểm của Gỗ Cầy
- 2.5 Nhược điểm
- 3 Ứng dụng
- 4 Giá của Gỗ Cầy
Gỗ Cầy là gỗ gì?
Cây Cầy có tên khoa học là: Ivringia malayana Oliver; thuộc chi Irvingia. Cây có một số cái tên khác: Kơ nia, cây Cốc
Tìm hiểu về Gỗ Cầy
Hãy cùng khám phá kĩ hơn về đặc tính; những ứng dụng của cây Cầy để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Cầy Có Tốt Không?” “Cầy có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Cầy
– Cầy là cây gỗ lớn thường xanh. Chiều cao trung bình từ 15-30m; đường kính thân vào khoảng 40-60cm
– Gốc cây thường có khía, bạnh vè. Vỏ thân cây có màu nâu hồng; hay xám hồng; bong thành các mảng rất nhỏ; thịt vỏ dày khoảng 6cm; có sạn màu vàng
– Tán cây hình trứng, rậm rạp và màu xanh thẫm. Nhiều cành con màu nâu
Đang hot: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ – Bản đồ hành chính năm 2021
– Lá đơn mọc chụm ở đầu cành. Mặt trên lá có màu xanh bóng, còn mặt dưới màu xanh nhạt. Phiến lá có hình trái xoan, dài khoảng từ 9-11cm, rộng từ 4-5cm; gân bên từ 10-11 đôi. Khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài tầm 1-1,2cm.
– Hoa có dạng chùm, thường mọc ở nách lá. Hoa nhỏ và màu trắng; có từ 4-5 cánh. Mùa hoa là tầm tháng 5 – 6
– Quả hình trái xoan, dài khoảng từ 3-4cm, rộng tầm 2,5-2,7cm. Khi chín, quả có màu vàng nhạt. Mỗi quả chỉ chứa một hạt. Mùa quả vào tháng 9 – 11
– Cây có thể tái sinh bằng chồi và hạt.
Sự phân bố của Gỗ Cầy
Cây thường mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh; hay rừng cây nửa rụng lá, và bạn sẽ ít gặp trong rừng thưa. Cầy có nguồn gốc từ châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây phân bố nhiều từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ; và ở các đảo Phú Quốc; Côn Đảo nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên.
Cầy thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Cầy đã được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, hay cong vênh, nhưng dễ chế biến; xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bồ kết giả, Cáng lò, Chẹo tía; Chò nhai; Chò nâu; Chiêu liêu, Đước; Chò nếp, Chò ổi; Da
Ưu điểm của Gỗ Cầy
Cầy có một số ưu điểm nổi bật như sau: – Cây có sức sống mãnh liệt; chịu hạn tốt, do nhiều rễ cọc ăn sâu và tỏa ngang, nên ít bị đổ do mưa, bão – Cây từ đó cũng có khả năng chịu hạn tốt; nhờ rễ cây mọc sâu xuống đất đi tìm nguồn nước. – Gỗ khá dễ gia công nhưng phải chế biến khi còn tươi. Người thợ từ đó có thể tạo ra nhiều sản phẩm đồ gỗ phong phú. – Giá thành gỗ tương đối rẻ; thích hợp với các gia đình điều kiện kinh tế tầm trung.
Nhược điểm
Chính vì Cầy được xếp vào nhóm gỗ VI; nên mang một số nhược điểm đặc trưng như sau: – Gỗ khá là nhẹ, có sức chịu đựng kém; – Gỗ dễ bị mối mọt hay cong vênh; đặc biệt khi gỗ khô lại. Do sớ gỗ dạng xoắn rất cứng, nên khó cưa xẻ khi đã khô
Ứng dụng
Đọc thêm: Review Homestay Le Vent – tòa lâu đài yên bình giữa trùng điệp núi non
Gỗ có màu vàng nhạt, tương đối cứng nên được sử dụng trong xây dựng và chế tạo đồ nội thất.
Miền Bắc, cây thường được trồng để làm cây cảnh quan tạo bóng mát; cây công trình. Ngoài tác dụng làm cây công trình, cây Cầy còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như: đầy bụng; trừ sốt rét rừng; chói nước. Vỏ thân cây còn được dùng làm thuốc dành cho phụ nữ mới sinh giúp bổ huyết.
Quả của cây chín rụng xuống; có vị ngọt, ăn ngon và nhân hạt cũng có thể ăn được. Hạt cho dầu màu trắng; hoặc vàng; có mùi hương dễ chịu; dùng làm xà phòng hay dầu thắp đèn.
Ở Tây Nguyên, người ta hay dùng loại gỗ này làm thớt chặt. Sự thật thì, chất lượng không thua gì thớt gỗ nghiến. Khi được đốt, gỗ kơ nia cho loại than tốt. Cầy còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với người dân dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Họ coi loài cây này là nơi trú ngụ của thần thánh; của vong linh những người đã khuất; rất ít chặt phá cây. Bởi thế, trên nương rẫy thường có nhiều cây Cầy cổ thụ, giúp che mát mỗi lúc nghỉ giải lao; nghỉ trưa.
Giá của Gỗ Cầy
Gỗ Cầy giá bao nhiêu? hay Gỗ Cầy có đắt không? là những câu hỏi thường được đưa ra; nhất là khi bạn đang cân nhắc lựa chọn loại gỗ này phải không?
Gỗ Cầy có giá cả dao động và thay đổi tùy thuộc vào nơi mà cây lớn lên; chất lượng gỗ hay là kích thước; kể cả đến địa chỉ mua hàng ở đâu.
Trên thị trường bán buôn gỗ hiện nay; Cầy không có giá “quá mắc” giống các loại gỗ quý nhóm I. Bạn có thể tham khảo mức giá là: 2.000.000 VNĐ/ m3 gỗ tròn hay 2.500.000 VNĐ/m3 gỗ hộp.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.
Đang hot: Hướng dẫn 15 bước bắt đầu kinh doanh
Ý kiến bạn đọc (0)