Nếu ai đã từng đi du lịch Cần Thơ, chắc chắn đều ấn tượng với chợ cổ Cần Thơ bất kể ngày hay đêm do sự thanh tịnh, nho nhã, uy nghi, trầm mặc, hoài cổ rất lạ thường. Một trong những nơi lưu giấu ký ức văn hóa, lịch sử rõ nét nhất của vùng đất Tây Đô có lẽ không đâu khác chính là chợ cổ Cần Thơ. Một ngôi chợ in hằn năm tháng qua bao thời kỳ thay đổi của Cần Thơ, kể từ thời Pháp chiếm đóng cho đến lúc hoàn toàn tự do, giải phóng. Một ngôi chợ mà không thể thiếu rời trong các câu chuyện khi nói đến bến Ninh Kiều, những giai thoại các giai nhân Tây Đô hay chuyện giao thương, trao đổi của các thương buôn đến từ nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ.
Chợ Hàng Dừa (ảnh chụp năm 1955)
Bạn đang xem: chợ cổ cần thơ
Chợ nằm trên đường Hai Bà Trưng, gần công viên Ninh Kiều, thuộc địa bàn phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chợ có nhiều lần đổi tên từ lúc xây dựng là chợ Lục Tỉnh, chợ Hàng Dương và cho đến nay người dân ở trong và ngoài địa bàn thành phố đều quen gọi là “chợ cổ Cần Thơ”.
Chợ cổ Cần Thơ được xây dựng khoảng năm 1915 cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh). Đây được xem là ngôi chợ có kiến trúc đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập kết, buôn bán hàng hóa của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ Cần Thơ sau khi trùng tu
Để rõ hơn điều này, đầu tiên có thể nói đến tên gọi Lục Tỉnh, tên gọi đầu tiên của chợ cổ Cần Thơ khi mới đầu xây dựng khởi công xây dựng và khánh thành. Trong khoảng thời gian này, chợ Lục Tỉnh là nơi tập trung giao thương, mua bán trao đổi hàng hóa của 6 tỉnh Nam Kỳ (gọi là Nam Kỳ lục tỉnh). Vốn dĩ lúc đầu xây dựng, chợ chưa có tên là Lục Tỉnh. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, với sự sầm uất như một trung tâm chính để trao đổi hàng hóa của 6 tỉnh Nam kỳ nên người ta gọi chợ là chợ Lục Tỉnh.
Khoảng chừng 40 năm sau (1950 – 1955), nét sầm uất của chợ Lục Tỉnh dần dần mất đi do sự chuyển hướng vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung bằng đường sông. Đa phần lúc này, thương buôn đều trao đổi và mua bán hàng hóa trực tiếp tại các chợ nổi trên hai dòng sông Tiền và Hậu như: chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng và Phong Điền (Cần Thơ), … do đó mà từ một ngôi chợ đang đóng vai trò trung tâm giao thương bỗng trở thành nơi tập trung của những gian hàng nhỏ lẻ. Và cũng từ đây, tên gọi chợ Lục Tỉnh mất đi và thay vào đó là chợ Hàm Dương. Tên gọi Hàm Dương ngụ ý chỉ một ngôi chợ tập trung nhiều gian hàng nhỏ lẻ vừa trên sông, vừa trên đất liền.
Chợ cổ Cần Thơ – Điểm mua sắm ăn uống lý tưởng tại Cần Thơ
Tên gọi chợ Hàm Dương duy trì mãi cho đến năm 2005 thì có một sự thay đổi khác. Ngôi chợ xưa đã xuống cấp quá tầm trọng, không thể sử dụng được nữa do đó mà chính quyền thành phố Cần Thơ đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng lại ngôi chợ trên nền tảng kiến trúc cũ và đặt tên là chợ Cần Thơ. Tuy nhiên, người dân nơi đây thì không gọi chợ Cần Thơ mà gọi là chợ cổ Cần Thơ vì chợ đã có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Song cùng với tên gọi chợ cổ Cần Thơ, ngôi chợ còn được gọi thêm một tên khác là chợ lồng Cần Thơ. Tên gọi này là do ngay trong chợ có một nhà lồng chuyên phục vụ các món ăn, thức uống cho du khách khi đến tham quan.
Tham khảo: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch biển Thiên Cầm Hà Tĩnh mới nhất 2020!
Chợ đã có tuổi đời hơn 100 năm tuổi
Chợ đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương mua bán mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa cổ đồng bằng gây ấn tượng đẹp, sâu sắc với du khách gần xa bởi nét kiến trúc hài hòa, vừa hiện đại, vừa cổ kính, nên thơ. Hiện nay Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được trùng tu, khôi phục nguyên trạng như hàng trăm năm trước với trần cong xương cá, mái ngói lợp kiểu âm dương, không gian mở rộng, hài hòa, mang đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long.
Trần cong xương cá
Mái ngói lợp kiểu âm dương
Không gian mở
Chợ có tổng diện tích 1.723m2 hình chữ nhật, hai mặt chính, một mặt hướng ra sông Hậu rộng mênh mông và một mặt hướng thẳng ra con đường thiên đạo ngày xưa, con đường có truyền thuyết những người khai phá thuở ban sơ đã đặt viên gạch đầu tiên trên đất Cần Thơ. Không gian bên trong phân lô nhỏ, để mọi người vào buôn bán các sản phẩm quần áo, đồ chơi, đồ lưu niệm …cho du khách dạo chơi khu vực bến Ninh Kiều.
Kiến trúc mang đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long
Một mặt hướng ra sông Hậu rộng mênh mông
Mặc dù độ sầm uất vốn có của ngày nào không còn hiện hữu như trước, thế nhưng chợ cổ Cần Thơ hôm nay đóng một vai trò mới rất quan trọng trong bộ mặt du lịch của Cần Thơ. Chợ Cổ là địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch Cần Thơ khi trưng bày rất nhiều món đồ cổ xưa.
Đọc thêm: Tất tần tật về Phượt Côn Đảo mà ai cũng cần phải ghi nhớ
Chợ có nhiều cửa hàng bán những món đồ lưu niệm
Có hơn 20 cửa hàng bán những món đồ lưu niệm như nón lá, những vật dụng bằng dừa, gỗ, áo bà ba cùng các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống khác. Từng món đồ như gợi lên những câu chuyện lịch sử qua bàn tay công phu của các nghệ nhân làm ra. Chợ còn bày bán rất nhiều mặt hàng nông sản và thủy sản đã qua chế biến. Lời khuyên đưa ra là du khách nên tham khảo giá cả thấy hợp lý và có thể mặc cả trước khi có ý định mua hàng tại đây.
Chợ Cần Thơ về đêm
Du lịch Cần Thơ, đến đây, giữa không gian thoáng đãng lộng gió, bạn hãy chọn cho mình một chỗ đứng để ngắm nhìn bao khung cảnh bình dị; hay lang thang tìm đến những gian hàng bày bán nhiều món hàng để khám phá, tìm hiểu nét văn hóa cổ xưa và mua sắm trong không gian đậm chất truyền thống. Hoặc thư giãn tâm hồn bằng việc kêu cốc café ngồi nhâm nhi ngắm lục bình trôi tại hàng ghế phía sau mặt chợ, sẽ không gì tuyệt vời hơn. Chợ cổ Cần Thơ không chỉ là chợ, mà còn là một nơi để thưởng thức văn hóa, thả hồn mình vào chân thực cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Lung linh thơ mộng
Ngoài việc tham quan, mua sắm và chiêm ngưỡng kiến trúc, điều làm cho nhiều người thích thú khi đến đây là được khám phá những món ngon ẩm thực hấp dẫn của Âu và Á tại nhà hàng Sao Hôm. Nhà hàng nằm ngay giữa lồng chợ với phong cách trang trí bắt mắt và cung cách phục vụ chuyên nghiệp, hài hòa.
Nhà hàng nằm ngay giữa lồng chợ phục vụ các món ăn Á – Âu và đặc sản Miền Tây
Từ năm 2009, Thành phố Cần Thơ đã triển khai đề án xây dựng tuyến Phố đi bộ, khu ẩm thực, khu chợ đêm và khu bán đồ lưu niệm tại khu vực bến Ninh Kiều, Chợ Cổ. Thời gian hoạt động từ 18h chiều ngày hôm trước kéo dài đến tận 4h sáng ngày hôm sau.
Thiên đường cho tín đồ đam mê ăn uống
Tạo điều kiện cho khách du lịch có thể tham quan, mua sắm và là thiên đường cho tín đồ đam mê ăn uống. Bạn có thể tha hồ đi dạo chợ trong những cơn gió mát rượi của dòng sông hậu nên thơ và thưởng thức các món ăn ngon đặc sản Miền Tây như há cảo, bún mắm, cơm tấm, bánh tầm bì, bánh lọt, bánh mì…
Đang hot: Review.vnhomestay.com.vn
Ý kiến bạn đọc (0)