Danh mục
- Chùa Long Sơn Nha Trang ở đâu?
- Hướng dẫn đường tới Chùa Long Sơn Nha Trang
- Long Sơn Tự Nha Trang
- Kiến trúc độc đáo và tôn nghiêm
- Chánh đạo giác ngộ qua 193 bậc tam cấp
- Kim Thân Phật Tổ – Tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam
- Kinh nghiệm du lịch Chùa Long Sơn Nha Trang
Xem tiếp
Chùa Long Sơn Nha Trang ở đâu?
Chùa Long Sơn hay còn gọi là chùa Phật Trắng tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân núi Trại Thủy, thành phố Nha Trang. Ở khu vực này có hai ngôi chùa nổi tiếng là chùa Long Sơn ở phía dưới và chùa Hải Đức ở phía trên.
Bạn đang xem: Chùa long sơn
Hướng dẫn đường tới Chùa Long Sơn Nha Trang
Có nhiều cách để bạn có thể di chuyển đến chùa Long Sơn:
– Nếu bạn đang ở trung tâm thành phố Nha Trang gần tháp Trầm Hương thì bạn di chuyển theo hướng đường Lê Thánh Tôn – Thái Nguyên- Đường 23/10.
– Nếu bạn đang ở phía bắc thành phố, bạn di chuyển theo hương đường 2/4 qua đường Trần Quý Cáp – đường 23/10 gần nhà thờ Đá Nha Trang.
Với các phương tiện di chuyển tại Nha Trang, bạn có thể lựa chọn thuê xe máy tại Nha Trang với giá tầm 150.000đ -200.000đ/ngày để có thể tham quan và di chuyển những nơi bạn muốn đến. Hoặc bạn có thể di chuyển bằng taxi giá cũng khá hợp lý tùy vào loại xe và số người đi.
Long Sơn Tự Nha Trang
Trước đây, chùa Long Sơn được dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng Thích Ngộ Chí (1856 – 1935) pháp danh Phổ Chí trụ trì, đặt tên chùa là Đằng Long Tự. Hoà thượng là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, lúc nhỏ tham gia phong trào chống Pháp, sau xuất thế đi tu.
Năm Canh Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay. Năm 1936, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật Học và đến nay Hội Phật học chọn làm trụ sở Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1940, chùa được trùng tu do công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, do chiến tranh tàn phá, chùa bị sạt mái ngói. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo họa đồ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Khi được thành lập đến nay, chùa do các nhà sư sau đây trụ trì : Hòa thượng Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến 1957), Thượng tọa Thích Chí Tín (từ 1957 về sau). Trải qua 133 năm xây dựng và trùng tu, giờ đây ngôi chùa trở nên nổi tiếng nhất Nha Trang.
Kiến trúc độc đáo và tôn nghiêm
Xem thêm: Gỗ Cầy Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
Tổng diện tích chánh điện 1670m2, được thiết kế kiểu thoáng mát, bài trí tượng phật rất tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, tất cả tượng Phật nơi đây đều được làm bằng đồng, nặng 700kg và cao 1,6m.
Hai bên là các vị phù Điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chi. Đây cũng là nơi hành lễ và tổ chức các nghi lễ vào ngày trọng đại hay mùng 1, 15 âm lịch mỗi tháng.
Trước chánh điện là các bàn thờ tượng Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Di Lặc và Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn mắt nghìn tay). Đặc biệt trong chùa phật Trắng đang sở hữu cặp nến to kỷ lục Việt Nam do Thượng Tọa Thích Hiển Chơn tạo ra với cân nặng 900kg, cao 3,4m tại Chùa An Phú (Hồ Chí minh), và được cư sĩ Phạm Nhật Vũ cúng dường.
Chánh đạo giác ngộ qua 193 bậc tam cấp
Bên phải chùa theo hướng du khách đi vào có đường lên đỉnh đồi với 193 bậc tam cấp. Ví như lòng trung thành và tin tưởng vào Phật Pháp, qua khổ ải thì chánh tín mới giác ngộ. Dừng chân ở tam cấp 44 là pho tượng Phật nhập niết bàn, dài 7m, cao 5m, khuôn mặt chân thiện, tuyệt tác và sau lưng là bức phù điêu hàng nghìn tỳ kheo, tỳ kheo ni đang niệm phật.
Lên khoảng 10 cấp là đại hồng chung – tháp chuông cao 2,2m, nặng 1,5 tấn do các Phật Tử ở Huế cúng dường cho chùa. Dù cho tọa lạc ngay làn đường, xe cộ đông đúc nhưng mỗi khi tiếng chuông vang vọng, Nha Trang lại thanh bình đến lạ, uy nghi cả một vùng.
Kim Thân Phật Tổ – Tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam
Từ chùa Long Sơn có đường lớn dẫn lên chùa Hải Đức ở lưng đồi và lên pho tượng Kim thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi. Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay trên nền cũ của chùa Long Sơn.
Việc đúc tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành năm 1965, do Thượng tọa Thích Đức Minh, lúc đó là Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện.
Sau khi trải qua 193 bậc tam cấp, Kim Thân Phật Tổ ngự thiên thuyết pháp màu trắng đã hiện ra. Tâm thế uy nghi, thư thái giữa trời, với nụ cười thanh thoát. Tượng có chiều cao từ mặt bằng lên 24m, từ đế lên 21m , phần tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m.
Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo trong cuộc chiến chống chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Trong đó có Chân Dung hòa thượng Thích Quảng Đức với trái tim bất diệt mà nhắc đến chắc hẳn ai ai cũng đều biết.
Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,20m. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim Thân Phật Tổ uy nghi với tấm lòng Từ Bi đang che chở cho người dân thành phố Nha Trang.
Đọc thêm: [REVIEW] Kinh nghiệm tham quan khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng từ A-Z
Đến Nha Trang nếu bạn không ghé qua Long Sơn Tự có thể bạn sẽ phải tiếc nuối. Ngoài chùa Long Sơn bạn cũng nên ghé qua Tháp Bà Ponagar Nha Trang với tour nội thành Nha Trang để tìm hiểu vẻ đẹp trường tồn theo thời gian này.
Kinh nghiệm du lịch Chùa Long Sơn Nha Trang
Du khách là dân chúng khi qua cổng chùa (cổng Tam Quan), lúc đến thì đi bên phải, lúc về thì đi bên trái, không được đi cửa chính giữa.
Ăn mặc kín đáo, lịch sự. Trong chùa quy định phải mặc quần dài mới được vào chính điện để giữ gìn sự tôn nghiêm của chùa. Chọn giày dép dễ đi dễ tháo và êm ái để tiện lợi hơn khi vào lễ tại các điện thờ và leo các bậc tam cấp.
Ăn nói, đi lại nhẹ nhàng, khấn Phật trong tâm chứ không cần khấn to thành tiếng.
Đến chùa khấn Phật nên hướng thiện, cầu xin bình an, sức khỏe, quốc thái dân an.
Không chạm tay, leo trèo lên các tượng Phật có trong chùa. Không tự ý gõ chuông chùa.
Sắm lễ thanh tịnh bao gồm các đồ như hương, hoa quả, chè, nến, đồ ăn chay. Không được dâng đồ mặn. Xếp và đặt lễ theo đúng hướng dẫn của nhà chùa.
Chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế việc thắp hương bên trong điện gây ám khói, ảnh hưởng đến sức khỏe người trong chùa và hiện trạng của tượng Phật.
Chùa có rất nhiều khung cảnh đẹp để bạn có thể chụp lại lưu giữ làm kỉ niệm. Tuy nhiên cần chú ý khi chụp ảnh trong chùa, không nên tạo dáng phản cảm, lố lăng.
Mang ý nghĩa tâm linh rất lớn cho những con dân của đạo Phật, Chùa Long Sơn Nha Trang Phật Tích là niềm tự hào to lớn của Khánh Hòa. Tượng Phật Trắng cũng đem đến long tin rằng Ngài sẽ trấn an, tạo nên mưa thuận gió hòa.
Ý kiến bạn đọc (0)