Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, tọa lạc dưới chân núi Sài (núi Thầy) thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa từ lâu đã là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên. Giờ hãy cùng khám phá địa điểm này qua bài viết sau với review.vnhomestay.com.vn nhé!
Quang cảnh chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn đang xem: Chùa thầy ở đâu
Lịch sử chùa Thầy
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự).
Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.
Quang cảnh chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Khám phá chùa Thầy
Chùa Thầy nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì (ao rồng), tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Giữa hồ Long Trì có thủy đình tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”.
Chùa Thầy nhìn từ trên cao (Ảnh: Sưu tầm)
Thủy đình chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Đọc thêm: 10 quán trà sữa gần đây ngon nổi tiếng chất lượng nhất tphcm
Ngôi chùa cổ có kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, tách biệt hẳn so với chùa Hạ và chùa Trung, là nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa Thượng (Ảnh: Sưu tầm)
Dọc 2 bên sườn chùa là 2 dãy hành lang đặt tượng 18 vị La hán. Phía sau có lầu chuông, lầu trống do bà Chúa Chè – tuyên phi Đặng Thị Huệ xin chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cho xây dựng.
Cầu Nguyệt tiên nối với đường lên trên núi đến với chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am – nơi tu hành đầu tiên của Thiền su Từ Đạo Hạnh. Chùa Cao có quy mô kiến trúc khá nhỏ gồm gác chuông, tiền đường, thượng điện.
Cầu Nguyệt tiên chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Phía trên núi cao là đền Thượng, hang Bụt Mọc, hang Bò, hang Gió, chùa Một Mái (chùa Bối Am). Chùa Một Mái là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, chùa chỉ có 1 mái, nằm dựa vào vách núi.
Nơi cao nhất của quần thể di tích là miệng hang Cắc Cớ. Hang sâu hun hút như cái bụng rồng không đáy còn lưu giữ nhiều huyền thoại bí ẩn. Đến ngày nay vẫn còn lưu truyền những câu thơ về hang Cắc Cớ:
“Hỡi ai chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ chiều về có ngay
Ai mà chưa có con trai
Đọc thêm: Xe Trung Nga: Bến xe, giá vé, số điện thoại đặt vé, lịch trình đi Bình Thuận
Vào hang Cắc Cớ ngày mai có liền…”
Đây cũng là nơi tình tự của các đôi trai gái ngày xưa trong ngày hội.
Hang Cắc Cớ chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, khi đến với chùa Thầy, chúng ta còn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị văn hóa cao.
Lễ hội ở chùa Thầy
Hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch, hội chùa Thầy lại được tổ chức trong không khí vui tươi, háo hức. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, các tăng ni phật tử, du khách từ khắp nơi trong vùng cùng về đây dự lễ, vãn cảnh, dâng hương khấn Phật, cầu duyên,…
Lễ hội chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Múa rối nước tại chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Thắng cảnh tuyệt mỹ của chùa Thầy chắc hẳn sẽ làm cho bất cứ ai đến đây đều tìm được cảm giác bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn.
Những điều bạn cần lưu ý khi đi chùa Thầy
- Bạn có thể mang theo đồ ăn thức uống để tiết kiệm chi phí. Hoặc bên ngoài chùa cũng có rất nhiều quán ăn nếu như bạn không muốn lỉnh kỉnh mang đồ theo.
- Tuyệt đối không để người dân sắp lễ cho mình bởi họ sẽ chèn ép và lấy giá rất đắt.
- Bạn cần cảnh giác không nên để người dân thuyết minh về lịch sử của chùa vì bạn sẽ bất đắc dĩ phải sẽ phải trả thêm cho họ 100k tới 300k. Trong chùa có bản đồ nên bạn cứ đi theo sự chỉ dẫn của bản đồ chắc chắn sẽ không lạc được đâu.
- Khi vào thăm hang Cắc Cớ bạn nên thuê đèn pin với giá chỉ khoảng 5k/lần. Bên cạnh đó ngoài chùa sẽ có người muốn chỉ dẫn cho bạn để tham quan hang. Họ không nói giá trước nhưng sau đó sẽ xin bạn 200k đó vì vậy bạn nhớ lưu ý trao đổi về giá trước nhé.
Nếu có dịp đến Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Thầy, để tìm về chốn thanh tịnh, xua tan đi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống ở nơi đây.
Đọc thêm: Nhà xeXe Liên Hưng
Ý kiến bạn đọc (0)