4 cực của Tổ Quốc, các cực Đông, Tây, Nam Bắc của Việt Nam
- 1. Cực Tây của Tổ Quốc
- 2. Cực Bắc của Tổ Quốc
- 3. Cực Nam của Tổ Quốc
- 4. Cực Đông của Tổ Quốc
Cực Tây của Việt Nam – Cột mốc số 0 tại A Pa Chải, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên
Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt – Lào – Trung. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu – xã Sín thầu – huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên. Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km.
Cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, vất vả. Đây chính là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực, thử thách sự quyết tâm, bền bỉ của bất kỳ ai muốn chạm đến.
Bạn đang xem: Cực đông của việt nam nằm ở tỉnh nào
Cực Bắc của Tổ Quốc – Cột cờ Lũng Cú tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang
Cột cờ Lũng Cú tại Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang từ lâu được biết đến là điểm cực bắc Tổ quốc. Tuy nhiên, thực tế, tọa độ cực bắc được xem là chính xác còn cách cột cờ Lũng Cú vài km nữa nằm ở gần sông Nho Quế. Do khu vực này hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã được coi là điểm cực Bắc của Tổ Quốc
Cực Nam Việt Nam – Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau
Đang hot: Chụp ảnh style Hồng Kông trong “phút mốt” ở ngay góc chợ Đà Lạt
Ở cực nam, Cà Mau, mốc GPS001 cùng biểu tượng con tàu Đất Mũi tại Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hển, Tỉnh Cà Mau chưa phải là tọa độ chuẩn. Điểm tương đối chính xác phải là bờ biển ở phía nam thuộc Khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên mọi người đều chấp nhận nơi có biểu tượng con tàu là cực Nam của đất liền
Hai điểm cực Bắc và cực Nam chưa phải tọa độ chính xác nhưng vẫn trong cùng một tỉnh. Còn cực đông gây tranh cãi này lại nằm ở hai tỉnh gần nhau, Mũi Điện thuộc Phú Yên và Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa.
Cực Đông đất liền Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
Hiện nay tại Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh, Phú Yên) người ta có xây dựng một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực Đông – Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.
Có một điểm cực đông khác được xác định bằng tọa độ GPS và được đánh dấu bằng một cái chóp inox trên tảng đá khá cao ở Mũi Đôi bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đọc thêm: TOP 5 Quán Nướng Ngói Đà Lạt Siêu Ngon Phải Thử 1 Lần
Nếu xét về vị trí theo GP, Hải đăng mũi điện có kinh độ: 109.27.06 trong khi đó Mũi Đôi có kinh độ: 109.27.50.03 như vây Mũi Đôi là phần đất liền nhô ra biển đông xa nhất và là điểm cực Đông đất liền. Tuy nhiên, do trái đất nghiêng 23’5 nên tùy thời điểm trong năm, Mũi Điện – Phú Yên có thể đón bình minh trước.
Đường ra chinh phục Mũi Đôi phải trải qua nhiều loại địa hình. Cồn cát, đường đá, băng rừng và nhảy ghềnh trên những tảng đá rất to để đến được Mũi Đôi, nơi đất liền có kinh độ xa nhất. Hành trình này phải mất 2 ngày và khá vất vả, lấy đi rất nhiều mồ hôi và sức lực của những người chinh phục nó.
Đối với Mũi Điện dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh ở Phú Yên, đường đi rất dễ với những bậc bê tông men theo sườn núi dẫn lên. Hướng về phía đông, bạn có thể nhìn thấy tấm bảng Mũi Điện.
Xem thêm: Vé Xe Nha Trang Sài Gòn
Ý kiến bạn đọc (0)