Homestay

Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2022

1685

Bản đồ Đồng bằng Sông Hồng hay bản đồ hành chính các tỉnh tại vùng Đồng bằng Sông Hồng, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, hệ thống phù sa, địa hình của khu vực.

Chúng tôi review.vnhomestay.com.vn tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Hồng từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Bạn đang xem: đồng bằng sông hồng gồm những tỉnh nào

Sơ lược về vùng Đồng bằng Sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng hay Châu thổ Bắc Bộ có diện tích trên 20.973 km², bao gồm 10 tinh thành. Cụ thể: 02 thành phố trực thuộc trung ương (TP Hà Nội, TP Hải Phòng) và 8 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

Trong đó, chỉ có 02 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, vì vậy, khu vực này thường được gọi là “châu thổ sông Hồng”.

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với hơn một nghìn năm văn hiến. Dân cư của vùng tập trung đông đúc từ lâu đời.

+ Vị trí: Vùng Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).

  • Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam)
  • Phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc
  • Phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ.

+ Diện tích và dân số: Diện tích tự nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng trên 20.973 km² (tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước). Mật độ dân số của vùng cao nhất Việt Nam (1064 người/km2, dân số là 22 triệu người).

Đồng bằng sông Hồng được mở rộng thêm 4 tỉnh mới

Theo Phương án Phân vùng Giai đoạn 2022 – 2030, để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Đề xuất mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm 4 tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Như vậy, cả nước sẽ có tất cả 7 vùng.

Đề xuất phương án phân vùng giao đoạn 2022 - 2030
Đề xuất phương án phân vùng giao đoạn 2022 – 2030

Một số câu hỏi thường gặp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng?

Ở đồng bằng sông hồng nơi tập trung đông dân nhất? Khu vực Trồng lúa nước cần nhiều lao động, có nhiều trung tâm công nghiệp, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

Đồng bằng sông hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của của hệ thống sông nào? Hệ thống Sông Hồng và sông Thái Bình

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông là gì? Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của đồng bằng sông hồng? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể

– Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

Đang hot: Địa chỉ bản đồ cột mốc số 0 (Km 0) Hà Giang đây rồi!

– Trong cơ cấu kinh tế theo ngành (năm 2005): nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp- xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

– Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Những định hướng chính trong tương lai của Đồng bằng Sông Hồng?

– Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

– Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Bản đồ vùng Đồng bằng Sông Hồng khổ lớn

Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng Sông Hồng (màu xanh)
Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng Sông Hồng (màu xanh)

Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng

Bản đồ Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội có diện tích 3358,6 km² (bằng 1% diện tích tự nhiên của cả nước), có vị từ 20°34′ đến 21°18′ vĩ độ Bắc và từ 105°17′ đến 106°02′ kinh độ Đông.

Tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Bản đồ các Quận, Thị xã, huyện tại thành phố Hà Nội năm 2022
Bản đồ các Quận, Thị xã, huyện tại thành phố Hà Nội năm 2022

Bản đồ thành phố Hải Phòng

TP Hải Phòng có diện tích tự nhiên 1.522,5 km², đây là một thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp thủ đô Hà Nội
  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
  • Phía đông giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng

Bản đồ tỉnh Bắc Ninh

Tham khảo: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM LÂM ĐỒNG

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,71 km², với tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía tây giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.
Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên tỉnh Bắc Ninh năm 2022
Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên tỉnh Bắc Ninh năm 2022

Bản đồ tỉnh Hà Nam

Diện tích tự nhiên của Hà Nam 861,9 km², đây là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp thành phố Hà Nội
  • Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
  • Phía đông nam giáp tỉnh Nam Định
  • Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình
  • Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam năm 2022

Bản đồ tỉnh Hải Dương

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.668,20 km², đây là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, trải dài từ 20°43′ đến 21°14′ độ vĩ Bắc, 106°03′ đến 106°38′ độ kinh Đông, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng
  • Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bản đồ tỉnh Hưng Yên

Diện tích đất của tỉnh Hưng Yên 923,1 km², đây là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
  • Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên khổ lớn năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên khổ lớn năm 2022

Bản đồ tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có diện tích đất 1.668 km², vị trí trải dài từ 19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình
  • Phía tây giáp tỉnh Hà Nam
  • Phía đông giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định năm 2022

Bản đồ tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình có diện tích đất 1.542,3 km², tọa độ kéo dài từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ, địa giới hành chính tỉnh Thái Bình:

  • Phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng
  • Phía tây giáp tỉnh Hà Nam
  • Phía nam giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình năm 2022

Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích đất tự nhiên 1.235,2 km², vị trí nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam. Tỉnh có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
  • Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

Bản đồ tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.382,1 km², nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:

Xem thêm: Nhà xe Bách Cơ – Số điện thoại xe khách Bách Cơ mới cập nhật

  • Phía bắc giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam
  • Phía đông giáp tỉnh Nam Định qua sông Đáy
  • Phía tây giáp tỉnh Thanh Hóa
  • Phía nam giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ)với bờ biển dài 16 km (Ninh Bình là tỉnh có bờ biển ngắn nhất Việt Nam).
    Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2022
    Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2022

0 ( 0 bình chọn )

Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam

https://review.vnhomestay.com.vn
Đặt homestay nhanh nhất, đơn giản nhất xin gọi hotline: 0356 816 765

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mới

Xem thêm