Nằm trong vùng núi Tây Bắc, Lai Châu được được biết đến là một tỉnh địa đầu biên giới. Nơi đây không chỉ sở hữu vẻ đẹp mênh mang của biển mây lẩn khuất trong trập trùng núi đồi mà nó còn nổi tiếng với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đồ sộ của dân tộc Thái. Một trong số đó có thể kể đến là hát Thái. Hãy cùng khám phá những nét đặc sắc của hát Thái trắng Lai Châu nhé!
Bạn đang xem: hat thai lai chau
Mục Lục
Sơ lược về người Thái ở Lai Châu
Trước khi tìm hiểu về hát Thái trắng Lai Châu, chúng ta tìm hiểu sơ lược một chút về dân tộc người Thái nhé. Ở Lai Châu, dân tộc Thái (hay gọi là người Thái) thường sống tập trung ở những khu vực ven sông, suối. Đây là những nơi tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người Thái.
Người Thái ở Lai Châu có người Thái đen và người Thái trắng. Với người Thái đen, họ thường cư trú ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường. Riêng người Thái trắng thì sống tập trung ở các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.
Văn hóa của người Thái trắng
Ở Lai Châu dân tộc Thái chủ yếu là người Thái trắng, do đó nét văn hóa của họ cũng rất riêng biệt. Những người phụ nữ Thái trắng không búi tóc lên đỉnh đầu như người Thái đen, mà chỉ búi tóc sau gáy kèm theo việc đội nón. Trang phục của phụ nữ Thái trắng gồm có: áo ngắn, áo dài kết hợp với váy và thắt lưng. Đi kèm với trang phục thì người phụ nữ Thái còn nổi bật với nhiều loại trang sức như hoa tai, vòng cổ, vòng tay…
Đọc thêm: Lợi nhuận của ngành kinh doanh khách sạn Đà Lạt
Về kiến trúc nhà ở, người Thái trắng thường ở nhà sàn có vị trí cao ráo, thoáng mát. Khi xây dựng nhà họ thường chọn cách thiết kế tựa lưng vào núi và đặc biệt là phải gần nguồn nước. Nhà sàn của người Thái luôn được thiết kế xây dựng với những con số lẻ, đặc biệt là chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn thường là 5 bậc, 7 bậc, 9 bậc. Người Thái quan niệm con số lẻ sẽ đem đến cuộc sống nhiều điều may mắn.
Nhắc về ẩm thực thì người Thái được nhắc nhiều đến những món ăn nướng đặc trưng, giàu dinh dưỡng như: thịt trâu gác bếp, cá nướng, thịt nướng, xôi…
Về văn hóa tinh thần, sinh hoạt cộng đồng, múa xòe là một trong những nét văn hóa nổi bật của người Thái. Đây là điệu múa phổ biến và được yêu thích nhất của người Thái. Với hoạt động này thì không phân biệt đối tượng, già trẻ, trai gái gì cũng có thể tham gia.
Ngoài ra, người Thái cũng vốn ưa thích ca hát, đặc biệt là hát khắp. Rất nhiều người không hề biết hát khắp hay khắp Thái còn có một tên gọi khác là hát Thái. Tuy nhiên, các tên hát Thái thì rất ít được dùng và hiếm người biết đến cái tên này. Hãy cùng tìm hiểu xem hát Thái trắng Lai Châu có nét đặc biệt gì nhé!
Hát thái trắng Lai Châu và những điều cần biết
Như đã nói hát khắp hay hát Thái trắng Lai Châu là một trong những nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Thái trắng ở Lai Châu. Đây là một trong những đặc điểm văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân tộc Thái.
Hát Thái được hình thành gắn với quá trình lịch sử và gắn với nhu cầu tự mở lòng, giao lưu của người dân tộc. Nó được biểu hiện dưới dạng ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể kèm theo việc đệm đàn tạo âm hưởng du dương, mượt mà làm đắm say người nghe.
Đọc thêm: Top 9 quán cocktail ở Hà Nội đẹp, chất nhất
Hát Thái có từ nghìn đời xưa và là một loại hình sinh hoạt dân gian của người Thái nói chung và người Thái trắng nói riêng. Người Thái vốn có chữ viết riêng do đó kho tàng văn học dân gian của họ cũng phong phú và đa dạng như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… Trong đó có một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như: “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú, Nàng ửa”…
Hát Thái trắng Lai Châu có phần lời xuất phát từ các truyện thơ nổi tiếng như: Xống chụ xon xao, Tản chụ xiết xương, Hiến hom…. Những người nghệ nhân sáng tác các bài hát Thái, cũng như các ca sĩ đã ứng tác luôn trong quá trình ngân nga giai đoạn cho tác phẩm. Các lời hát cho bài hát Thái đều được vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp hoàn cảnh, tâm trạng của người hát…
Hát Thái trắng Lai Châu cũng có một sân chơi hết sức đa dạng. Những người biểu diễn hát Thái có thể ngẫu hứng xem bất cứ nơi nào cũng có thể là sân khấu như: đám cưới, đám lên nhà mới…Hát Thái cũng có thể được sử dụng trên nương, dưới ruộng hoặc khi trai gái gặp nhau…
Với hát Thái trắng Lai Châu nói riêng và hát Thái nói chung thường có 2 dạng:
- Thứ nhất, dùng trong những dịp mang tính nghi lễ tín ngưỡng hay nói cách khác là trong những nghi lễ trang trọng của người dân tộc Thái. Khi đó, các thầy mo sẽ đóng vai kể chuyện về bản mường, lịch sử đời người, vùng đất… qua những lời cúng hay lời hát Thái.
- Thứ hai, hát Thái dân ca. Với kiểu hát này thì có thể được biểu diễn dưới dạng đơn ca (người Thái gọi là quam khắp chiên lang) hoặc bè (người Thái gọi là xai xương). Hát Thái dân ca thì thường được sử dụng dưới dạng hai bên nam, nữ đối đáp với nhau. Đặc trưng của kiểu hát Thái này là một bên dùng những từ ngữ đẹp, phép so sánh với những gì đẹp nhất; một bên đáp lại là bằng những lời hạ mình đến xấu xí, chán ngán. Cứ thế đối đáp qua lại nhịp nhàng.
Hiện nay thì hát Thái dường như đã thu hẹp phạm vi biểu diễn, người Thái chỉ còn sử dụng trong những dịp đám cưới hay lên nhà mới…Thế nhưng hát Thái trắng Lai Châu vẫn là một nét văn hóa sống động và được lưu giữ, xem đó là nét văn hóa đặc trưng của người Thái ở Lai Châu.
Lời kết
Hát Thái trắng Lai Châu tồn tại và gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc người Thái trắng qua hàng nghìn năm lịch sử. Chính những nét đặc sắc và riêng biệt của bộ môn văn hóa nghệ thuật này đã góp phần làm cho nền văn hóa tinh thần của người Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.
Tham khảo: Top 20 Quán Ăn Ngon Sài Gòn Quận 10 Chất Lượng Tuyệt Vời
Ý kiến bạn đọc (0)