Homestay

Lễ hội chùa Thầy

737

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ. Lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo – được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

Hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở

Bạn đang xem: Hội chùa thầy

Khuôn viên tuyệt đẹp ở chùa Thấy – Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Thủy đình – Ảnh: sưu tầm

Cầu Nhật Tiên – Ảnh: sưu tầm

Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.

Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi, đặc biêt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.

Đọc thêm: Nhà xe Hoa Dũng Thanh Hoá

Múa rối nước truyền thống của Việt Nam – Ảnh: sưu tầm

Những màn múa rối nước đặc sắc – Ảnh: sưu tầm

Trẩy hội chùa Thầy ngoài lễ Phật, khách còn hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Ðoài. Ngoài ra khách còn được về thăm vùng quê nổi tiếng về văn hiến gắn với những huyền tích về những danh nhân, những thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.

Đông đảo du khách đến tham dự lễ hội – Ảnh: sưu tầm

Không tổ chức hội linh đình, quy mô như những năm trước, nhưng đến với hội chùa Thầy năm nay, dường như mỗi người đều có thêm những cảm nhận rất mới và lạ.Cảm nhận đó, có lẽ bắt đầu từ một không gian di tích thoáng đãng, sạch sẽ và văn minh đem lại; cũng có thể từ sự đồng điệu trong ý thức cộng đồng bảo tồn, phát huy giá trị di tích danh thắng của mỗi người dân Sài Sơn đã khiến cho du khách có sự nhìn nhận như vậy. Chùa vẫn linh thiêng, núi vẫn huyền diệu, nhưng hôm nay vẻ đẹp của non nước chùa Thầy còn lung linh hơn, làm vui lòng khách đến hội chùa.

Giờ đây, đến với chùa Thầy, du khách hoàn toàn yên tâm chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc- một môn nghệ thuật truyền thống mà Tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch, nhưng cũng giống như chùa Hương, du khách đến chùa Thầy lai rai hết xuân và vãn cảnh quanh năm.

Tượng Pháp sư Từ Đạo Hạnh – Ảnh: sưu tầm

Ngày hội quan trọng nhất là ngày mồng 7, tương truyền đó là ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy được mở ra chính là để tưởng niệm sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh khi đã học được pháp thuật, trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập rồi đi khắp nơi tham thiền vấn đạo, sau trở về núi Sài dạy học, hái thuốc cứu dân, dạy dân nhiều trò vui, trong đó có múa rối nước. Nhân dân đã tôn thiền sư làm thầy, vì vậy chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy.

Tham khảo: Khoảng cách từ Hà Nội đến Sapa

Những câu hát vang lên – Ảnh: sưu tầm

Hát quan họ trong ngày hội – Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Ngoài những sinh hoạt lễ hội hấp dẫn, đến hội chùa Thầy, du khách còn được thưởng ngoạn danh thắng nổi tiếng: “Có động, có hồ, có chợ Trời/ Núi sông tiểu biểu giải kỳ quan”. Kiến trúc ban đầu của chùa Thầy chỉ là một thảo am nhỏ, xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127) là nơi Thiền sư tu tập; sau mới xây thành quy mô lớn, gồm hệ thống chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ, chùa Cả.

Quy mô, kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy đặc sắc, có hệ thống tượng thờ quý giá. Qua cầu Nguyệt Tiên Kiều, là đường lên núi, trên đường lên núi có chùa Cao với hang Thánh Hóa (tương truyền là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông); có hang Các Cớ (tương tuyền là nơi nghĩa quân họ Lã tuẫn tiết). Trên núi có chợ Trời. Từ hang Cắc Cớ lên là đến đền Thượng, đi tiếp sẽ đến chùa Bối Am (chùa Một Mái), cạnh chùa có đền kỷ niệm Phan Huy Chú, có Nhà lưu niệm Bác Hồ…

Như vậy, chùa Thầy không chỉ là công trình kiến trúc cổ có giá trị, thỏa mãn các hoạt động tín ngưỡng mà còn thỏa mãn những hoạt động du lịch thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách. Hội chùa Thầy hàng năm diễn ra là sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo. Nhận thức được ý nghĩa và giá trị của di tích danh thắng và để phát huy giá trị đó, hàng năm xã Sài Sơn luôn dành kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo, làm đẹp thêm phong cảnh chùa Thầy.

Đi hội đừng quên mua đặc sản chùa Thầy – Bánh chè lam – Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

Riêng mùa lễ hội năm nay, xã đã dành kinh phí hơn 30 triệu đồng để thực hiện công việc cho mùa hội. Tâm nguyện của người Sài Sơn là đem đến cho du khách sự ngưỡng mộ để luôn luôn mang trong lòng niềm vui sau mỗi lần đến với hội chùa, như câu ca truyền tụng “Nhất vui là hội chùa Thầy”…

review.vnhomestay.com.vn – Nguồn: Tổng hợp

Đang hot: Khách sạn Thành phố Đồng Hới

Tags: Bánh chè lam di sản văn hóa Hà Nội lễ hội chùa thầy múa rối nước truyền thống

0 ( 0 bình chọn )

Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam

https://review.vnhomestay.com.vn
Đặt homestay nhanh nhất, đơn giản nhất xin gọi hotline: 0356 816 765

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mới

Xem thêm