- Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử
- Khu du lịch Tây Yên Tử ở đâu?
- Khu du lịch tâm linh này có gì mà thu hút đến vậy?
- Chỉ dẫn đường đi đến khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử
- Lưu ý gì khi đến khu du lịch Tây Yên Tử?
- Nên đến Tây Yên Tử vào thời gian nào trong năm?
- Lựa chọn khu vực ăn uống tại Tây Yên Tử
- Du lịch Tây Yên Tử mua đặc sản gì làm quà?
Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp về tín ngưỡng của người Việt Nam, với mong muốn cầu bình an, may mắn và tài lộc. Tây Yên Tử chính là địa điểm không thể bỏ qua trong những dịp như vậy.
Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử
Không quá bon chen như nhiều điểm du lịch tâm linh khác, khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử là một điểm đến hành hương phù hợp trong những ngày đầu năm.
Mới đây, độc giả Mai Phạm (Hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã có chuyến đi đáng nhớ đến Tây Yên Tử: “Tây Yên Tử là một quần thể chùa và du lịch mới đang được hoàn thiện của Bắc Giang. Thay vì đi tới chùa Đồng từ Quảng Ninh thì mọi người có thể đi từ Tây Yên Tử sẽ gần hoặc thuận tiện hơn mà vẫn tới được đỉnh thiêng, cảnh quan thiên nhiên lại rất đẹp và quy mô. Ai đi Tây Yên Tử về cũng đều cảm thấy nó thực sự đẹp và rất đáng để đi.”
Khu du lịch Tây Yên Tử ở đâu?
Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử nằm tại xã Tuấn Mậu – Sơn Động, Bắc Giang. Nơi đây bao gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tây Yên Tử trải dài từ Sơn Động đến Yên Dũng.
Chuyến đi đáng nhớ của Mai Phạm khi hành hương đầu năm về Tây Yên Tử. (Ảnh: Mai Phạm)
Khu du lịch tâm linh này có gì mà thu hút đến vậy?
Nơi đây hiện vẫn lưu giữ và bảo tồn được rất nhiều những chùa tháp, di tích có liên quan đến nguồn gốc hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thời nhà Trần. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới vào năm 2017.
Tây Yên Tử là nơi có hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần như Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông (Sơn Động),… (Ảnh: Mai Phạm) Theo Mai Phạm, trong những ngày đầu năm Tây Yên Tử có rất đông du khách thập phương ghé đến hành hương. (Ảnh: Mai Phạm)
Chỉ dẫn đường đi đến khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử
Nằm cách Hà Nội chừng 124km, cách thành phố Bắc Giang 67km nên đường đi đến Tây Yên Tử cũng khá đơn giản và thuận tiện.
Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái, bạn đi theo hướng sau:
Từ Hà Nội đi Tây Yên Tử di chuyển qua Cầu Nhật Tân – Quốc lộ 18 (Bắc Ninh) rẽ vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang tới Big C Bắc Giang thì di chuyển tới “con đường tâm linh” tỉnh lộ 293 trải từ TP Bắc Giang đi thẳng lên Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu (huyện Sơn Động).
Cũng từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển qua cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nối vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, tới TP Bắc Giang (Big C Bắc Giang) và tới tỉnh lộ 293 và di chuyển tới huyện Sơn Động.
Ngoài ra, bạn có thể bắt xe khách từ Hà Nội về bến xe Bắc Giang bắt xe 07 đi 70km là tới thẳng cổng chùa. Giá vé xe bus là 55.000 đồng/ người, xe bus chuyến sớm nhất khởi hành lúc 5 giờ sáng, chuyến tiếp theo vào 7h30 và sau đó mỗi chuyến cách nhau 40 phút, chuyến cuối lúc 19 giờ.
Khi tới chùa, bạn có thể tham quan quảng trường và một số điểm dưới sau đó di chuyển đến chùa cao và tới chùa Thượng và chùa Đồng. Vì đường đi lên chùa Đồng từ khu vực Tây Yên Tử khá khó khăn so với đi từ Quảng Ninh nên bạn có thể đi cáp treo với giá vé là 260.000 đồng/ khứ hồi/người chỉ mất 10 – 15 phút là tới chùa Thượng và đi bộ thêm 30 phút là tới chùa Đồng.
Với tuyến cáp treo có chiều dài hơn 2 km, bạn có thể nhìn ngắm khung cảnh núi rừng xung quanh. Còn gì bằng khi được ở trên cao phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ. Đầu xuân lên chùa vừa cầu bình an, vừa vãn cảnh.
Tuyến cáp treo đưa du khách lên vãn cảnh ở chùa Đồng. (Ảnh: tang)
Lưu ý gì khi đến khu du lịch Tây Yên Tử?
+ Tuyệt đối không nên đi một mình vì tại Tây Yên Tử có khá nhiều những khu rừng rậm, những đường mòn hiểm trở, vách núi treo leo.
+ chuẩn bị sẵn một số bộ quần áo chỉnh tề để vào tham quan những ngồi chùa linh thiêng.
+ Mang áo khoác mỏng, giày thể thao nhẹ, thoải mái để thuận lợi cho việc leo trèo và di chuyển.
Nên đến Tây Yên Tử vào thời gian nào trong năm?
Mùa xuân hoặc mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng nhất để đến du lịch Tây Yên Tử. Vào mùa xuân, tại Tây Yên Tử có rất nhiều những lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn. Còn vào mùa hè thì tại đây sẽ diễn ra nhiều chương trình tham quan du lịch.
Mặc dù là mùa hè nhưng, trên đỉnh Yên Tử lúc nào không khí cũng thoáng mát, dễ chịu. Với khung cảnh nên thơ này sẽ giúp tâm hồn thư thái, thành tâm cầu nghuyên sẽ giúp bạn có một chuyến đi nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Lựa chọn khu vực ăn uống tại Tây Yên Tử
Tại Tây Yên Tử, chưa có nhiều điểm phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách tham quan. Vì vậy, bạn nên chủ động mang theo đồ ăn hoặc xuống khu vực dưới chân núi.
Hoặc ngay phía dưới chân núi Tây Yên Tử có nhà hàng Tây Yên Tử và một số quán ăn theo kiểu bình dân, chi phí từ 50.000 đồng -120.000 đồng.
Đường tới chùa Đồng: Nếu lựa chọn leo bộ bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ đạc để leo núi (Khăn, giấy, đồ ăn dự trữ, nước uống…) vì đường leo núi trong thời gian này khá ẩm và dễ trơn trượt. (Ảnh: Mai Phạm) Sau khi dành thời gian tham quan tại Tây Yên Tử bạn có thể ghé thăm một số địa danh như: Suối nước Vàng ở xã Lục Sơn, Chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên…(Ảnh: Hồng Ngọc)
Du lịch Tây Yên Tử mua đặc sản gì làm quà?
Đến một khu du lịch tâm linh chắc chắn ai cũng nghĩ đên sẽ mua những vật lưu niệm được chính tay các sự thầy tại đây làm để cầu phúc cho người thân. Tuy nhiên, Tây Yên Tử cũng có những món ăn đặc sản ngon không hề thua kém những địa danh khác. Thậm chí chỉ có những thứ chỉ có ở vùng núi Yên Tử.
Măng trúc tươi
Cây trúc sống sâu trong rừng, trên những vách đá cheo leo hay thung lũng sâu thăm thẳm trong vùng núi Yên Tử, Quảng Ninh. Do chịu nhiều sương gió, giá rét lạnh buốt trên núi, nên thân cây đanh, lá quằn lại. Thế nhưng, phần măng lại khá mềm, ngọt, rất thích hợp chế biến các món ăn.
Rượu Mơ
Mơ Yên Tử là loại quả đặc sản địa phương có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Rượu Mơ Yên Tử sử dụng rượu gạo truyền thống ngâm với quả mơ tươi được trồng tự nhiên tại rừng Yên Tử và đến nay đã trở thành một đặc sản Yên Tử.
Chè Lam
Đến với Yên Tử vào mùa xuân, khi cái lạnh vẫn còn dịu ngọt, man mác, đất trời mù sương mưa phùn, ăn một miếng chè lam cho ấm bụng, mua về làm quà tặng cho nhau chắc chắn sẽ là kỷ niệm đẹp trong chuyến hành hương của mỗi người.
Trầu một lá
Cây trầu một lá này chỉ có ở Yên Tử Quảng Ninh, nếu ai đã từng đi lên yên tử thì hãy mua lấy một nắm trầu một lá về mà ngâm rượu nhiều lần dùng để bôi ngoài da.
Top 3 thắng cảnh ‘vạn người mê’ cho chuyến du xuân đầu năm ở Ninh Bình
Cách Hà Nội không xa, Ninh Bình là điểm đến nổi tiếng với các địa danh như: Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân …
Top những điểm du xuân đầu năm ở miền Bắc đem lại may mắn, an lành
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, với nhiều người đây là dịp để cùng bạn bè, người thân lên kế hoạch cho …
Du xuân đầu năm với những điểm đến đông vui nhất tại Hà Nội
Tết Kỷ Hợi đang đến rất gần, chẳng cần đi quá xa, Hà Nội cũng có những điểm đến thú vị, đông vui, náo nhiệt …
Những địa điểm du xuân đầu năm ở miền Nam dịp Tết Nguyên Đán 2019
Dịp Tết Nguyên Đán năm nay có thời gian nghỉ dài, với nhiều người thì đây là cơ hội tốt để lên lịch cho một …
Ý kiến bạn đọc (0)