- 1. Homestay là gì? Kinh doanh Homestay “hái ra tiền” cho người ít vốn
- 2. Lý do bạn nên kinh doanh Homestay?
- Tiềm năng phát triển của kinh doanh Homestay
- Lợi nhuận hấp dẫn
- Vốn đầu tư ít và dễ huy động
- Thu hồi vốn nhanh
- Tự chủ tài chính
- 3. Những khó khăn gặp phải khi kinh doanh Homestay
- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
- Khó giữ chân khách hàng cũ
- Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa
- Gặp rắc rối với chủ nhà
- 4. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh homestay
- Vốn đầu tư
- Nghiên cứu thị trường
- Vị trí đắc địa
- Mặt bằng kinh doanh
- Hoàn tất thủ tục cấp phép kinh doanh
- Tuyển dụng nhân viên
- 5. Chiến lược Marketing và kinh doanh homestay giúp thu hút du khách đặt phòng
- Thiết kế mô hình homestay độc đáo
- Cung cấp những dịch vụ trải nghiệm mới lạ
- Đầu tư trang bị gian bếp và các dụng cụ thiết yếu
- Lập kế hoạch marketing homestay trên các kênh OTA
- Sử dụng phần mềm quản lý
- Đưa ra các chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi
- 6. Tham khảo một số mô hình kinh doanh homestay độc đáo
Nổi lên trong những năm gần đây như một hình thức lưu trú với đủ tiêu chuẩn 3Đ được nhiều du khách ưa chuộng: độc, đẹp, đã. Không phải là nhà nghỉ hay các khách sạn tầm trung có view đẹp mà Homestay mới là loại hình lưu trú lên ngôi và được du khách tin dùng hơn cả bởi những tiện lợi mà nó mang lại. Cũng bởi vậy mà nhiều người đang hướng đến kinh doanh Homestay như một cách làm giàu hốt bạc triệu mỗi ngày. Cùng MarketingAI giải mã cách làm giàu về mô hình kinh doanh Homestay cũng như những điểm cần lưu ý khi bạn xác định đầu tư lĩnh vực này!
1. Homestay là gì? Kinh doanh Homestay “hái ra tiền” cho người ít vốn
Homestay là gì? (Nguồn: FB)
Homestay là một loại hình khách sạn, nhà nghỉ mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Đáp ứng được nhu cầu của người dùng về giá cả vừa phải, không gian thoải mái, phòng ốc được bố trí hài hoà, có điểm nhấn là những lý do chính khiến ngày càng nhiều khách du lịch lựa chọn hình thức ở Homestay hơn là nhà nghỉ, khách sạn.
Homestay thực chất là những căn hộ nhỏ được trang bị đầy đủ tiện nghi và xây dựng trong không gian thoáng đãng. Kiến trúc ở homestay không sang trọng, cầu kì nhưng lại rất tinh tế và gần gũi với khách hàng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Một trong những lý do khiến nó được ưa thích nhất đó là giá cả. Giá trung bình rơi vào khoảng 300k/2 người/ đêm với những homestay hạng sang, giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi du lịch. Nắm bắt được tâm lý đó, dịch vụ kinh doanh Homestay đang phát triển ngày một nhiều đặc biệt tại các khu du lịch nổi tiếng. Với đam mê và khả năng nắm bắt xu hướng nhạy bén, họ đã biến số vốn ít ỏi trở thành một nơi thu về bạc triệu mỗi ngày.
2. Lý do bạn nên kinh doanh Homestay?
Lý do bạn nên kinh doanh Homestay là gì? (Nguồn:FB)
Tiềm năng phát triển của kinh doanh Homestay
Loại hình lưu trú Homestay dần trở nên phổ biến ở Việt Nam khi nhu cầu “xê dịch” của mọi người ngày càng tăng. Với mong muốn vừa đi du lịch vừa được trải nghiệm văn hoá vùng miền riêng của từng địa phương, du khách sẽ ưu tiên chọn ở Homestay hơn cả bởi những tiện ích mà nó mang lại là hoàn toàn riêng biệt, bạn không thể tìm thấy nếu ở nhà nghỉ hay khách sạn.
Hiện nay, mô hình kinh doanh homestay đã nở rộ ở nhiều vùng miền, đặc biệt là những nơi có địa điểm du lịch nổi tiếng như: Mộc Châu, Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn…..Theo các chuyên gia du lịch, loại hình kinh doanh homestay không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao như kinh doanh khách sạn, resort… Vì vậy, kinh doanh homestay đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở kiếm thêm nguồn thu nhập.
Lợi nhuận hấp dẫn
Lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sức hấp dẫn của một lĩnh vực kinh doanh. Với kinh doanh homestay, nhiều người đã kiếm được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng. Bởi nhu cầu của người dân trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng ngày một tăng, xu hướng ở Homestay ngày càng nhiều. Trừ đi mọi chi phí vận hành và tu sửa thì Homestay cũng mang về cho bạn trung bình từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi ngày. Vào những tháng du lịch cao điểm, lợi nhuận có thể đạt 90 – 100 triệu đồng. Bạn càng bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào homestay, hiệu quả lợi nhuận kinh doanh thu về ngày càng lớn.
Vốn đầu tư ít và dễ huy động
So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay cần vốn đầu tư ít và dễ huy động hơn cả, dao động từ vài chục tới vài trăm triệu đồng, số tiền này nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí kinh doanh nhà nghỉ hay khách sạn hạng 2 sao, 3 sao. Do đó, rất dễ dàng để bạn huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, hoặc rủ những người mình thân thiết tin tưởng cùng góp vốn kinh doanh homestay. Với những người đang đi làm công sở và có một mức thu nhập cố định hàng tháng, bạn có thể dễ dàng vay tiền ngân hàng để kinh doanh homestay.
Thu hồi vốn nhanh
Thường bạn sẽ mất trung bình tầm 2-3 tháng để cải tạo homestay, sau đó bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay để hồi vốn và sản sinh lời. Giá thuê homestay dao động từ 200.000 đến 1 triệu đồng một đêm cho mỗi căn. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 60% thì một tháng, bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu đồng. Trừ đi các khoản chi phí vận hành và trả lương cho nhân viên thì đây vẫn là một doanh thu ấn tượng để bạn mở rộng mô hình kinh doanh. Với mức doanh thu này, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn chỉ trong 1 năm đầu vận hành.
Tự chủ tài chính
Khi homestay đi vào hoạt động và dần tạo được độ phủ lớn trên các phương tiện truyền thông, homestay của bạn được nhiều người biết đến. Dần dần sẽ mang về nhiều khách hàng tiềm năng với số lượng ổn định, công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn một nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn. Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ công việc kinh doanh này và thậm chí đã bỏ công việc “làm công ăn lương” hiện tại để mở rộng kinh doanh.
3. Những khó khăn gặp phải khi kinh doanh Homestay
Khởi nghiệp với Homestay có nhiều khó khăn mà bạn cần vượt qua để thành công
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Mặc dù nhu cầu lưu trú tại homestay là rất lớn và đó cũng là lý do khiến ngày càng nhiều người ‘khởi nghiệp’ theo mô hình kinh doanh homestay do đó, đối thủ của bạn trong lĩnh vực này ngày một nhiều lên, giá cả cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi vậy, để giữ chân khách hàng và luôn làm mới mình trong mắt du khách, chủ homestay cần phải chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của cơ sở mình, đồng thời đưa ra mức giá hợp lý cùng những ưu đãi đi kèm nhằm duy trì ổn định hoạt động kinh doanh.
Khó giữ chân khách hàng cũ
Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ, những người ưa khám phá và trải nghiệm điều mới. Do đó, tâm lý chung của họ sẽ luôn tìm đến cái mới và rất ít khả năng sẽ quay trở lại với một homestay nào đó nếu homestay của bạn không có quá nhiều ấn tượng khác biệt. Nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng sẽ giúp hình ảnh homestay của bạn ghi điểm cao trong lòng du khách, đồng thời đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo và nhờ hiệu ứng lan truyền sẽ ngày càng nhiều người biết đến homestay của bạn hơn.
Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa
Đối với những người kinh doanh homestay như là một công việc làm thêm ngoài giờ, kiếm thêm thu nhập. Thậm chí, có nhiều người còn kinh doanh homestay ở địa phương khác nơi họ sinh sống và làm việc. Do đó, họ bắt buộc phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương) và điều này rất dễ nảy sinh thất thoát trong quản lý doanh thu nếu bạn không phải là người kiểm soát giỏi. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.
Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết một cách dễ dàng nếu bạn quản lý khách sạn bằng khóa từ. Khách chỉ có thể vào phòng nếu có khóa (key) do phần mềm tạo ra. Để tạo key cho khách hàng, lễ tân bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm, nên rất khó để gian lận. Đây không chỉ là một giải pháp tránh thất thoát doanh thu hiệu quả mà còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho homestay trong mắt khách hàng, đặc biệt là những du khách nước ngoài.
Gặp rắc rối với chủ nhà
Với những người không sở hữu khu đất riêng để kinh doanh homestay mà đi thuê từ người khác, đôi khi họ sẽ gặp phải vấn đề với chủ nhà cho thuê, chẳng hạn bị chủ nhà đòi lại mặt bằng hoặc phát sinh những sự cố không thể lường trước được tác động đến. Do đó, bạn cần phải chặt chẽ đến từng chi tiết khi xây dựng thỏa thuận hợp đồng với chủ nhà, tránh gặp những rắc rối ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
4. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh homestay
Cần chuẩn bị những gì trước khi kinh doanh Homestay
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh và mô hình homestay của từng người, có thể dao động từ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, số vốn an toàn nhất nên rơi vào khoảng 300 – 500 triệu đồng bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có nhiều chi phí phát sinh và nhà đầu tư có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.
Nghiên cứu thị trường
Khi xác định làm kinh doanh, dù là bất kỳ một lĩnh vực nào bạn cũng đều phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Với kinh doanh homestay, nghiên cứu thị trường giúp bạn “khoanh vùng” được khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới. Họ là ai? Độ tuổi nào? Sở thích của họ là gì?… Tất cả những đặc điểm này sẽ quyết định vị trí của homestay và cách bạn thiết kế homestay nhắm đúng thị hiếu khách hàng.
Vị trí đắc địa
Mama’s House toạ lạc trong rừng mơ, địa điểm du lịch nổi tiếng tại Mộc Châu. (Nguồn:FB)
Vị trí đắc địa là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của du khách khi lựa chọn địa điểm lưu trú. Do khách hàng của homestay muốn đi thăm và trải nghiệm nhiều nhưng lại đảm bảo vị trí ở đắc địa để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí di chuyển nhất có thể, do vậy, địa điểm của homestay cũng cần thuận tiện cho du khách. Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch, cần lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay ở gần các điểm du lịch nổi tiếng. Đối với những homestay ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hãy chọn địa điểm ở gần trung tâm để du khách tiện đi lại và trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn đã sở hữu sẵn mặt bằng để kinh doanh homestay sẽ là một lợi thế giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và nhanh chóng thu hồi vốn hơn. Tuy nhiên, nếu không sở hữu mặt bằng thì bạn hoàn toàn có thể đi thuê lại từ người khác và sửa lại nội thất để đáp ứng nhu cầu về một homestay.
Hoàn tất thủ tục cấp phép kinh doanh
Giống như tất cả hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để được cấp phép kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP… Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.
Tuyển dụng nhân viên
Nhằm giúp bạn kiểm soát và phục vụ khách hàng tốt nhất. Nhân viên làm trong homestay cũng cần có hiểu biết về dịch vụ du lịch, giao tiếp tốt, thái độ tốt, gây thiện cảm với du khách.
5. Chiến lược Marketing và kinh doanh homestay giúp thu hút du khách đặt phòng
Thiết kế mô hình homestay độc đáo
Kinh doanh Homestay có phải thuế không?
Đối tượng khách hàng của homestay thường là giới trẻ, những người ưa khám phá và dễ bị thu hút bởi những thứ độc đáo, mới mẻ. Do đó, bạn cần thiết kế và trang trí homestay thật độc đáo để thu hút đối tượng này. Ngoài ra, homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng cáo miễn phí cho homestay của bạn trên các phương tiện truyền thông số.
Cung cấp những dịch vụ trải nghiệm mới lạ
Nhiều du khách chọn hình thức lưu trú ở homestay thay vì nhà nghỉ hay khách sạn bởi họ muốn trải nghiệm văn hóa địa phương. Nếu muốn kinh doanh homestay hiệu quả và bền vững, gắn liền với quảng bá đặc sản vùng miền, bạn cần cung cấp cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ cung cấp những dịch vụ trải nghiệm mới lạ đến du khách như: thăm ruộng lúa chín, khám phá miệt vườn, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được.
Đầu tư trang bị gian bếp và các dụng cụ thiết yếu
Để kinh doanh homestay thành công, bạn cần mang lại cho du khách cảm giác ấm cúng, thoải mái giống như đang ở nhà. Vậy làm điều đó bằng cách nào? Không có cách nào hiệu quả hơn là tập trung vào gian bếp của căn nhà. Bởi gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc với những bữa cơm của gia đình. Do đó, hãy chú trọng đầu tư cho gian bếp sao cho thật tiện nghi và sạch sẽ.
Lập kế hoạch marketing homestay trên các kênh OTA
Kinh doanh Homestay tại Hà Nội trên các kênh OTA
Để thu hút khách hàng đến với homestay và mở rộng hình ảnh của homestay đến với du khách, bạn buộc phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông tiếp thị và quảng bá trên các phương tiện xã hội. Và một trong những kênh quan trọng bạn không thể bỏ qua, đó là OTA (các đại lý du lịch trực tuyến). Đây cũng là kênh chủ yếu để bạn tiếp cận đối tượng du khách nước ngoài. Một số kênh OTA quan trọng mà bạn nên cân nhắc bán phòng trên đó, có thể kể đến như: review.vnhomestay.com.vn, review.vnhomestay.com.vn, review.vnhomestay.com.vn, Traveloka…
Sử dụng phần mềm quản lý
Nếu bạn đang có tư tưởng kinh doanh mô hình homestay quy mô nhỏ lẻ thì không cần sử dụng phần mềm quản lý, có thể quản lý theo cách thức truyền thống phổ thông thì quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và lạc hậu, đặc biệt trong xu hướng công nghệ thông tin phát triển nhanh mạnh như hiện nay. Việc chuyên nghiệp mô hình kinh doanh mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, không những giúp bạn quản lý homestay từ xa mà còn theo sát quá trình hoạt động kinh doanh của homestay.
Ngoài ra, các phần mềm quản lý còn giúp bạn tránh khỏi vấn đề overbooking khi bán phòng trên các kênh OTA, giảm thời gian phải vào từng kênh OTA cập nhật số phòng trống. Chưa kể tới việc cách làm thủ công này không thể đáp ứng được tính kịp thời đặc biệt là vào mùa cao điểm du lịch. Vì thế, tình trạng overbooking rất dễ xảy ra.
>>> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh 2020
Đưa ra các chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi
Khách hàng ai cũng muốn được hưởng nhiều lợi ích, dịch vụ. Một homestay đẹp và dịch vụ tốt mới là chưa đủ để hấp dẫn người dùng quay trở lại. Bạn cũng cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi giảm giá tới khách hàng như để tri ân và cũng là cách để tiếp thị hình ảnh của bạn trên mặt trận truyền thông. Chẳng hạn như khuyến khích du khách checkin, đánh giá chất lượng homestay trên các nền tảng xã hội và để chế độ công khai, những bài viết có tâm nhất, được chia sẻ nhiều nhất sẽ nhận được voucher nghỉ dưỡng miễn phí cho những lần đến homestay sau…. vừa là cách giúp bạn PR hình ảnh vừa lấy được niềm tin của du khách bởi những lời đánh giá từ trực tiếp những người đã đến và trải nghiệm bao giờ cũng có độ tin tưởng cao hơn.
6. Tham khảo một số mô hình kinh doanh homestay độc đáo
Cùng tham khảo một số mô hình kinh doanh Homestay được nhiều người sử dụng với thiết kế độc đáo, ấn tượng thu hút kết đến đặt phòng.
Homestay kiểu hiện đại
Homestay kiểu nhà trong rừng
Homestay theo phong cách châu Âu
Một số hình ảnh kinh doanh homestay khác:
>> Xem thêm: Hướng đi nào cho các thương hiệu du lịch thời Covid-19?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin chung về mô hình kinh doanh Homestay. Đây đang được xem là mô hình kinh doanh hiệu quả, vốn ít lời nhiều, phù hợp với sự thay đổi và tâm lý chung của nhiều du khách. Hy vọng bạn sẽ tìm được hướng kinh doanh thích hợp và tránh những lưu ý kể trên để việc kinh doanh Homestay luôn thuận lợi và tăng trưởng kinh doanh vững chắc.
Phương Thảo – MarketingAI
Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc (0)