- Vài nét về làng cổ Đường Lâm
- Làng cổ đường lâm ở đâu?
- Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm
- 1. Mùa lễ hội
- 2. Mùa lúa chín
- Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
- Lưu trú và nghỉ ngơi tại làng cổ Đường Lâm
- Du lịch làng cổ Đường Lâm
- Cổng làng Mông Phụ
- Đình làng Mông Phụ
- Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
- Các ngôi nhà cổ
- Giếng cổ Đường Lâm
- Đền thờ Phùng Hưng
- Lăng và đền thờ Ngô Quyền
- Những món ngon ở Đường Lâm
- Gà mía
- Bánh tẻ
- Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Nội dung chính
- Vài nét về làng cổ Đường Lâm
- Làng cổ đường lâm ở đâu?
- Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm
- 1. Mùa lễ hội
- 2. Mùa lúa chín
- Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
- Lưu trú và nghỉ ngơi tại làng cổ Đường Lâm
- Du lịch làng cổ Đường Lâm
- Cổng làng Mông Phụ
- Đình làng Mông Phụ
- Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
- Các ngôi nhà cổ
- Giếng cổ Đường Lâm
- Đền thờ Phùng Hưng
- Lăng và đền thờ Ngô Quyền
- Những món ngon ở Đường Lâm
- Gà mía
- Bánh tẻ
- Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Cách Hà Nội 44km, làng cổ Đường Lâm chính là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà đậm chất kiến trúc xưa với những con đường gạch, những bức tường đá ong cùng những nét văn hóa của làng quê vùng Bắc Bộ. Hãy “giắt túi” ngay kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mới nhất dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Làng cổ đường lâm sơn tây
Vài nét về làng cổ Đường Lâm
Làng cổ đường lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Làng cổ Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm
Bạn có thể đến làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội và mùa lúa chín là thời điểm thích hợp hơn cả cho một chuyến du hí.
1. Mùa lễ hội
Mùa lễ hội làng Đường Lâm diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10, được xem là lễ linh thiêng nhất của năm. Lễ tế Thành Hoàng làng tổ chức tại ngôi đình làng cổ nhất với các hoạt động rước kiệu, dâng lợn, dâng gà,… Sau đó người dân trong làng sẽ tham gia vào các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,… tạo nên không khí lễ hội vui tươi, náo nhiệt.
6 ngày sau, lễ hội của thôn Đông Sàng được tổ chức, cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng bội thu với nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân, lễ rước nước, tế lễ. Đoàn rước nước bắt đầu từ đình làng đến bờ sông Hồng với rồng, lân, ngựa, cờ,… kéo dài suốt gần một ngày. Đến Đường Lâm trong thời gian này, bạn sẽ được tận hưởng không khí lễ hội hết sức náo nhiệt và thưởng thức những món ăn đặc sản mà chỉ có trong ngày hội.
Lễ hội làng Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
2. Mùa lúa chín
Tháng 5, 6 hàng năm – khi những cánh đồng lúa vào độ chín rộ, Đường Lâm vào ngày mùa cũng là lúc du khách kéo về đây đông nhất. Những con đường ở Đường Lâm trải đầy thóc và rơm khô tạo nên một khung cảnh làng quê ấm no, yên bình, hiếm nơi nào có được.
Ngày mùa ở Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Nằm ở ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến làng cổ Đường Lâm cũng khá dễ dàng. Bạn có thể đến Đường Lâm bằng các cách sau:
Đi bằng xe buýt
Có 3 tuyến buýt di chuyển từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm:
- Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 đồng
- Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy, giá vé 10.000 đồng
- Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, giá vé 9000 đồng
Từ bến xe Sơn Tây, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi đến làng cổ Đường Lâm.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội việc đi xe máy hoặc ô tô đến Đường Lâm khá dễ dàng. Có 2 cung đường để bạn tham khảo:
- Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc, theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Đường Lâm
- Đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái
Đọc thêm: Du Lịch Biển Thiên Cầm | Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam
Đường di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Đi bằng xe khách
Bạn cũng có thể lựa chọn tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để đến Đường Lâm với thời gian di chuyển khoảng 1h15p.
Lưu trú và nghỉ ngơi tại làng cổ Đường Lâm
Do vị trí gần Hà Nội nên du khách thường tới Đường Lâm và về luôn trong ngày. Tuy nhiên nếu bạn ở xa Đường Lâm hay muốn ở lại để tận hưởng không khí yên bình của làng quê thì những khách sạn và nhà nghỉ ở Sơn Tây sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Du lịch làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ
Đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so với cổng làng truyền thống, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với cây đa, bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa.
Hình ảnh cổng làng Mông Phụ (Ảnh: Sưu tầm)
Đình làng Mông Phụ
Hình ảnh đình làng Mông Phụ (Ảnh: Sưu tầm)
Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng, rộng khoảng 1800m2. Thiết kế của đình mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Đình gồm hai tòa đại bá và hậu cung. Nhà đại bái được dựng bởi 48 cột gỗ, phía trên mỗi cột đều có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng, hình phượng.
Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối. Nổi bật nhất là bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con và bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc về kiến trúc và văn hóa, hấp dẫn du khách.
Bên trong đình Mông Phụ (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Ngày nay, nhà thờ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Các ngôi nhà cổ
Làng cổ Đường Lâm có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,… Những ngôi nhà cổ này đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.
Cổng của một ngôi nhà cổ ở Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Những ngôi nhà này được xây dựng với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian (Ảnh: Sưu tầm)
Bên trong một ngôi nhà cổ ở Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Giếng cổ Đường Lâm
Đọc thêm: Bản đồ huyện Bến Lức Long An [MỚI NHẤT]
Trước đây, giếng làng là nơi người dân lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Các giếng cổ ở đây đều được đặt ở nơi cao, thoáng mát, gần đình, chùa hoặc trung tâm của xóm.
Giếng cổ Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Đền thờ Phùng Hưng
Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng đền ở làng Đường Lâm là ngôi đền có quy mô lớn nhất với kiến trúc độc đáo bao gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.
Lăng và đền thờ Ngô Quyền
Cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m là lăng Ngô Quyền. Quần thể đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, phía trước là một cánh đồng lúa rộng và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ gồm có nơi thờ tự, đại bái, hậu cung, nhà bia. Ở phía dưới, cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô xây theo hình 4 mái trên bệ cao, có tường bao quanh.
Lăng Ngô Quyền (Ảnh: Sưu tầm)
Đền thờ Ngô Quyền (Ảnh: Sưu tầm)
Những món ngon ở Đường Lâm
Gà mía
Trước kia đây là một món ăn quý, chỉ dùng để tiến vua hoặc dùng trong những dịp hội làng. Gà mía có chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín có màu trắng, da vàng và giòn. Đến du lịch Đường Lâm bạn hãy thử thưởng thức món ăn đặc sản này nhé.
Gà mía (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh tẻ
Bánh tẻ Đường Lâm có nhiều nét khác biệt so với bánh của những vùng miền khác. Ở đây bánh được gói bằng lá dong, thon dài, nhân trải đều theo dọc sống lá.
Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Đây là loại kẹo truyền thống được làm bằng các nguyên liệu hết sức dân dã như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo dậy mùi thơm ngọt và vị bùi của vừng và lạc.
Đặc sản kẹo dồi Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Hi vọng với những chia sẻ về cẩm nang du lịch làng cổ Đường lâm mới nhất trên đây bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ, thuận lợi nhé!
Xem thêm về Làng Cổ Đường Lâm trên Wikipedia
Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Minh Châu, Vân Đồn | Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam
Ý kiến bạn đọc (0)