Giới thiệu khái quát huyện Mỏ Cày Bắc
Mỏ Cày Bắc là một trong chín huyện, thị của tỉnh Bến Tre, được thành lập theo Nghị định 08/NĐ-CP, ngày 09/02/2009 của Chính phủ.
Bạn đang xem: Mỏ cày bắc bến tre
* Điều kiện địa lý – tự nhiên
Mỏ Cày Bắc là một trong chín huyện, thị của tỉnh Bến Tre, được thành lập theo Nghị định 08/NĐ-CP, ngày 09/02/2009 của Chính phủ. Mỏ Cày Bắc có diện tích 154,15 km2, là huyện cửa ngõ khu vực Cù Lao Minh, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại xã Phước Mỹ Trung cách thành phố Bến Tre khoảng 15 km; có các tuyến giao thông quan trọng (Quốc lộ 60, Quốc lộ 57, đường tỉnh lộ 882). Phía Đông giáp huyện Mỏ Cày Nam; phía Tây giáp huyện Chợ Lách; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Bắc giáp huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre ngăn cách bởi sông Hàm Luông.
Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, Mỏ Cày Bắc có khí hậu tương đối ôn hòa, mỗi năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mỏ Cày Bắc chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: gió mùa Tây – Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 1, gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi từ biển vào từ tháng 3 đến tháng 5, có tác động làm dâng nước thủy triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Huyện nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão nhưng vào cuối mùa mưa thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên, trong gần 20 năm trở lại đây, tình hình khí hậu diễn ra phức tạp hơn do ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu, tình trạng nước ngập, lũ, bão, lốc, nước mặn xâm nhập sâu và rộng đã tác động không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống của người dân.
* Công cuộc khai phá và định cư của người dân
Vào thế kỷ XVII, nơi đây còn là vùng đất còn hoang vu, cỏ cây rậm rạp… Đến đầu thế kỷ XVIII, người Việt mới dần dần đến đây cư ngụ. Mỏ Cày Bắc cũng như nhiều vùng đất khác của tỉnh Bến Tre đã trở thành một phần lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII. Theo những tài liệu lịch sử còn lưu giữ được, thì những cuộc di cư của lưu dân đến vùng đất Cù lao Minh không sớm hơn, nhưng cũng không muộn hơn so với các điểm định cư ở phía Bắc sông Tiền đổ ngược lên vùng Tân Bình, Biên Hòa, Bà Rịa. Khi thưa, khi nhặt, cũng có lúc dồn dập ào ạt, nhất là khi có sự tác động trực tiếp của các chủ trương, chính sách di dân của chính quyền phong kiến đương thời, dòng người Nam tiến này diễn ra liên tục trong suốt các thế kỷ XVII, XVIII và XIX. Những con số thống kê cho thấy 32% số lưu dân đến đây vào thế kỷ XVIII và số lượng ấy tăng vọt gần gấp đôi ở đầu thế kỷ XIX, tương ứng với chính sách về khẩn hoang của các vua đầu nhà Nguyễn.
Những lưu dân người Việt đến vùng Bến Tre nói chung và Mỏ Cày Bắc nói riêng hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung. Họ gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng đông đảo nhất vẫn là những người nông dân nghèo khổ lại phải gánh chịu nạn chiến tranh phong kiến liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong. Thành phần đông đảo thứ hai là những người trốn lính và lính trốn, những tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Sau đó, những nhóm người Hoa do nhiều nguyên nhân cũng sang Việt Nam, họ được chúa Nguyễn cho phép vào định cư và khai phá vùng đất ở phía Nam.
Ngoài những thành phần kể trên, còn có một số người có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất, những người có óc phiêu lưu mạo hiểm ở miền Thuận Quảng – những người mà Lê Quý Đôn gọi là “dân có vật lực” – theo lời kêu gọi của Chúa Nguyễn, họ vào đây để khai hoang lập ấp, mở rộng kinh doanh tạo nên sản nghiệp mới.
Đọc thêm: Nhà xe Thành Bưởi Tổng đài đặt vé, sơ đồ ghế trên xe
Sau hơn 3 thế kỷ, Mỏ Cày Bắc từ vùng đất cù lao hoang du, sình lầy, rừng hoang, ẩm thấp, “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh”,… nhưng ý chí và nghị lực phi thường, những bậc tiền nhân vượt bao thử thách để biến vùng đất này trở thành làng xóm trù phú, dân cư đông đúc, với những vườn cây xanh, vườn dừa bạt ngàn, làm cho cuộc sống người dân trở nên an cư lạc nghiệp với nhiều sản phẩm phong phú.
Hiện nay dân số Mỏ Cày Bắc có khoảng 110.007 người (với 34.426 hộ dân) chia thành 13 xã, với 102 ấp. Đa phần nhân dân sống về nông nghiệp, một bộ phận đang chuyển đổi mạnh sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
* Quá trình hình thành về mặt hành chính
Đến năm 1779, khu vực hai cù lao Bảo và Minh được xếp vào địa giới hành chính tổng Tân An thuộc Châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Tổng Tân An và tiền thân của tỉnh Bến Tre sau này. Đến năm 1808 triều đình nhà Nguyễn thăng tổng Tân An thành huyện Tân An gồm hai tổng và An Bảo (cù lao Bảo) và Tân Minh (cù lao Minh) Ba Vát là lỵ sở của huyện Tân Minh, đây là một khu vực có đông đảo cư dân sinh sống có chợ búa, phố xá trù phú được triều đình phong kiến chọn làm lỵ sở hành chính.
Năm 1832 triều đình nhà Nguyễn chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), Nam Kỳ được chia thành 06 tỉnh (gọi là Nam Kỳ lục tỉnh) gồm Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, (huyện Tân Minh. Phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long).
Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp chia ra làm 7 tỉnh và 24 sở Tham biện, khu vực cù lao Minh thuộc sở Tham biện Bến Tre.
Về phía Cách mạng năm 1947, Uỷ ban hành chánh kháng chiến tỉnh quyết định tách 12 xã phía Bắc của huyện Mỏ Cày với 6 xã của Khu 6 lập ra huyện Chợ Lách thuộc tỉnh Bến Tre.
Đầu năm 1951, khi địch chiếm toàn tỉnh, Ủy Ban hành chánh kháng chiến lại có quyết định nhập hai huyện Mỏ Cày – Chợ Lách trở lại, lấy tên là huyện Mỏ Cày.
Năm 1959 trong tình hình khó khăn, địch đánh phá ác liệt bằng chính sách tố cộng, diệt cộng. Tỉnh uỷ Bến Tre có quyết định tách Mỏ Cày làm hai huyện. Các xã phía Nam là Mỏ Cày, các xã phía Bắc là Minh Tân, Xã Phước Mỹ Trung thuộc huyện Minh Tân.
Đang hot: ALBUM CƯỚI PHIM TRƯỜNG LAMOUR
Tháng 4/1960 sau Đồng khởi đợt 1 của Bến Tre-huyện Minh Tân nhập vào huyện Mỏ Cày. Cuối năm 1970, địch đánh chiếm gắt gao. Tỉnh uỷ Bến Tre lại quyết định tách huyện Mỏ Cày làm hai huyện, lấy sông từ vàm Nước Trong giáp ranh xã Định Thuỷ và Tân Thành Bình vào thị trấn Mỏ Cày và qua vàm Thơm (ranh hai xã Thành Thới và Khánh Thạnh Tân) làm ranh phía Nam là huyện Mỏ Cày Nam, phía Bắc là huyện Mỏ Cày Bắc.
Sau thắng lợi 30/4/1975 huyện Mỏ Cày Bắc được giải thể, các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà, Phú Sơn (xã Phú Mỹ), Hưng Khánh Trung nhập về huyện Chợ Lách, xã Phước Mỹ Trung và các xã còn lại thuộc huyện Mỏ Cày Nam. Tháng 2/2009 Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày và Chợ Lách thành lập huyện Mỏ Cày Bắc trở lại gồm 13 xã: Phú Mỹ, Hưng Khánh Trung A, Phước Mỹ Trung, Thạnh Ngãi, Thanh Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây, Thành An, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Khánh Thạnh Tân.
* Kinh tế – xã hội
Hiện nay, tiềm năng kinh tế của Mỏ Cày Bắc là nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nét nổi bậc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, từng bước phát huy lợi thế, tiềm năng của huyện và gắn với nhu cầu thị trường, giá trị sản xuất năm 2016 tăng 9,10%. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản tăng 5,38%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 13,01%, dịch vụ tăng 10,86%. Các làng nghề được duy trì và phát triển, mạng lưới sản xuất gia công chế biến các sản phẩm từ dừa và một số ngành khác tiếp tục mở rộng góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương. Các sản phẩm thế mạnh của huyện được duy trì và phát triển, như: may mặc, sản xuất chỉ xơ dừa, sản xuất thạch dừa và sản phẩm khác sử dụng nguyên liệu từ trái dừa, hàng thủ công mỹ nghệ. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) là 29,88 triệu đồng.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đẩy mạnh và đã đạt được một số kết quả quan trọng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 là 977. 500 triệu đồng. Lưới điện quốc gia phát triển nhanh, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, số hộ sử dụng điện đạt trên 99,92%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 30,25%.
Đặc biệt, các công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng; khu trung tâm chính trị hành chính huyện và các cơ quan chính quyền, đoàn thể huyện hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
* Truyền thống lịch sử – văn hóa
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, Mỏ Cày Bắc là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh Bến Tre; đây là căn cứ lãnh đạo, chỉ huy, là vùng đệm, địa bàn nuôi dưỡng cán bộ lãnh đạo huyện, tỉnh, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (Y4) và các đơn vị cách mạng khác rất thuận lợi. Qua các thời kỳ gian khó, Đảng bộ, quân và dân huyện Mỏ Cày Bắc đã kề vai, sát cánh, đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí quật cường, vượt qua nhiều gian lao, thử thách và hy sinh xương máu, lập nên nhiều chiến công, góp phần vào sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước. Xuyên suốt hai cuộc trường kỳ kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hàng vạn thanh niên Mỏ Cày Bắc lên đường nhập ngũ; 3.561 người con ưu tú của Mỏ Cày Bắc đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường, 3.560 người để lại một phần xương máu ở chiến trường, hàng nghìn người tham gia thanh niên xung phong, hàng trăm gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ, 709 Bà mẹ được Đảng và Nhà nước tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 08 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 13/13 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của truyền thống yêu nước ở Mỏ Cày Bắc.
Sự hình thành cộng đồng dân cư ở Mỏ Cày Bắc chi phối quá trình giao lưu văn hóa, hình thành và phát triển truyền thống văn hóa cũng như bản sắc văn hóa địa phương. Truyền thống đặc điểm sinh thái vùng cư trú và hoàn cảnh phát triển lịch sử là những yếu tố chi phối sự vận động về đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư huyện. Đã có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xâm nhập vào đời sống tinh thần của các bộ phận dân cư trên địa bàn huyện như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo,… việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị và xây dựng đời sống văn hóa xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đảng giáo dục, giác ngộ về chính trị, về giai cấp, đồng bào có đạo theo Đảng làm cách mạng. Thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm cho đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư ở Mỏ Cày Bắc phát triển phong phú, đa dạng.
Xem thêm: Taxi Mai Linh Thái Bình: Tổng đài, số điện thoại, giá cước
Ý kiến bạn đọc (0)