- 1. Thịt gác bếp Tây Bắc
- 2. Cá nướng (Pa Pỉnh Tộp)
- 4. Gà mọ, món ngon dân tộc Thái Sơn La
- 5. Thịt băm gói lá nướng, đặc sản dân tộc Thái
- 6. Trâu/bò nấu lá nồm
- 8. Nậm pịa Sơn La
- 9. Canh bon nấu thịt trâu
- 10. Thịt chua, đặc sản dân tộc Dao tại Mộc Châu
- 11. Xôi ngũ sắc (xôi tình yêu)
- 12. Bánh dày, đặc sản dân tộc H’Mông
- 13. Cơm lam, đặc sản Tây Bắc
- 14. Các món ăn đặc trưng mùa hoa Ban (món ngon từ hoa ban)
- 15. Các loại rau rừng đặc sản Tây Bắc
1. Thịt gác bếp Tây Bắc
Thịt trâu, bò, lợn, gác bếp là món ăn đặc sản nổi tiếng của người Thái. Được tẩm ướt từ những gia vị như: gừng, tỏi, sả, ớt cay, tiêu đen, mắc khén (một loại hạt tiêu núi rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc) rồi đem hun khói trên gác bếp. Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng thớ thịt khô mà không bị sơ xác, tước từng sợi mà bỏ vào miệng còn thấy rõ vị ngọt và hương thơm hòa quyện, đậm đà, đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên hương vị đặc sản Tây Bắc nổi tiếng này.
2. Cá nướng (Pa Pỉnh Tộp)
Cá được mổ theo dọc sống lưng, ướp gia vị: xả, gừng, mắc khén, ớt, các loại rau thơm,… rồi được gập theo chiều ngang, nướng trên than hồng. Cách tự nhiên nhất để thưởng thức món cá này là gỡ cá bằng tay, ăn cùng với xôi nếp nương, cơm lam. Đây là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái mà quý khách không thể bỏ qua khi đến Mộc Châu.
Bạn đang xem: Món ăn dân tộc
ĐỌC NGAY: Hướng dẫn cách làm món Pa Pỉnh Tộp đúng chuẩn Tây Bắc
3. Gà nướng Mắc khén – Đặc sản Mộc Châu
Gà nướng mắc khén là một trong những đặc sản Mộc Châu, đặc sản Tây Bắc nổi tiếng được rất nhiều người biết đến. Lý do chính là bởi các nguyên liệu tạo nên món ăn đặc biệt này mà không nơi nào có được. Gà đồi nuôi thả tự nhiên kết hợp với hạt mắc khén hay còn được ví như “Hạt tiêu rừng” mang đậm chất Tây Bắc với vị ngọt của thịt gà đồi, cay cay, tê tê của mắc khén và mùi thơm hòa quyện của các loại gia vị bí truyền đã tạo nên đặc sản ẩm thực làm mê mẩn lòng người.
Đọc Chi tiết hơn về Gà nướng mắc khén Tây Bắc. tại đây
4. Gà mọ, món ngon dân tộc Thái Sơn La
Gà mọ là món ăn nổi tiếng của vùng Tây Bắc, được chế biến cầu kỳ, có hương vị khác lạ hơn nhờ sự kết hợp của nhiều nguyên liệu đặc trưng nơi đây. Người Thái gọi gà mọ là “cáy trục cáy móc” là vị rất đặc biệt, thời xưa chỉ vua quan mới được ăn. Ngày nay, món ăn đặc sản này thường được người Thái nấu vào dịp lễ, tết, cưới hỏi, dùng thiết đãi khách quý. Để món ăn được ngon, gà sau khi được làm sạch sẽ, chặt nhỏ và ướp với các loại gia vị như gừng, sả, ớt, thì là, hành khô, mùi tàu, rau rừng,… Điều đặc biệt, gà mọ còn được nêm nếm gia vị là lá và quả cây mắc khén – thứ gia vị chỉ vùng Tây Bắc mới có. Đến với cao nguyên Mộc Châu vào thời điểm hoa ban nở, du khách có cơ hội thưởng thức món gà mọ ướp hương vị đặc biệt của hoa ban tạo nên sự đậm đà khác lạ.
5. Thịt băm gói lá nướng, đặc sản dân tộc Thái
Món thịt băm nướng của người Thái rất đơn giản, nguyên liệu chỉ là phần thịt vai có cả nạc và mỡ, như vậy khi nướng mới không bị khô và có độ thơm ngậy kết hợp với các gia vị đặc trưng, nướng trên than hồng thơm phức thì ăn một lần là ấn tượng.
Cách chế biến cũng không quá cầu kỳ, băm nhỏ thịt ra, gia vị cũng là một bí quyết tạo nên sự ngon của món ăn gồm có: hạt tiêu rừng (mắc kén) để dậy mùi, hành tươi, hành khô vừa đủ để giữ được sự nguyên chất của thịt lợn. Thịt lợn được ướp khoảng 10 phút rồi cho vào lá rong tươi bọc vài lớp, kẹp nướng trên bếp than hoa. Lưu ý nên gói từ 2 đến 3 lá dong để khi nướng thịt không bị bung ra. Khi nướng điều chỉnh lửa than sao không quá to vì khi nướng nước thịt hay bị chảy ra làm cháy lá dong.
Khi chín thịt vàng đều, róc lá, mùi thơm của các loại gia vị làm nổi bật lên vị ngọt đậm đà của thịt. Món thịt băm nướng rất đơn giản, ấy vậy mà khi ăn sao ngon kỳ lạ, mùi thơm quyến rũ của những gia vị quyện với vị ngọt của thịt cũng làm hài lòng những du khách khó tính nhất. Đặc biệt món này ăn kèm với xôi nếp nương là ngon và đúng vị nhất
Tham khảo thêm cách làm tại đây: review.vnhomestay.com.vn/mon-ngon-dong-hai-moc-chau/thit-bam-goi-la-nuong-mon-ngon-dan-toc-thai.html/
6. Trâu/bò nấu lá nồm
Thịt trâu, thịt bò – Lá nồm là sự kết hợp hoàn hảo, tạo thành món ăn ngon, dễ ăn, và có cả tác dụng giải rượu. Trước tiên xin giới thiệu chút về lá nồm, hay còn có một tên gọi khác là lá giang mọc hoang dại rất nhiều trên rừng, sau bà con mang về trồng ngay vườn nhà, thuộc họ dây leo, có vị chua dịu và hay dùng để nấu canh, đặc biệt là thịt trâu, bò, lợn.
Thịt chọn phần gân, phần thịt bụng, bạc nhạc nấu là ngon nhất. Chặt miếng vuông như quân cờ, phi tỏi thơm rồi cho trâu vào xào ngấm gia vị thì thêm nước sâm sấp, đun nhỏ lửa cho trâu mềm thì thả lá nồm đã nhặt rửa vò nát. Đây là món không kì công, cầu kì, hoa mĩ thế nhưng lại đặc biệt hấp dẫn. Miếng thịt chín mềm quyện với gia vị cùng lá lồm, ăn vừa thơm vừa bắt vị, tạo nên sự cuốn hút khó cưỡng. Không chỉ kích thích vị giác, món ăn này còn khiến người ta thích thú hơn bởi mùi lá lồm quyện với thịt trâu thơm phức, khó quên.
7. Lạp da trâu, da trâu muối chua
Lạp da trâu
Lạp da trâu hay còn gọi là nộm da trâu là món ăn ngon ở Mộc Châu được người Thái tinh tế nghĩ ra và kì công nấu. Lạp gồm có lạp sống và lạp chín, nhưng để khách du lịch dễ ăn, nhà hàng Đông Hải Mộc Châu xin được giới thiệu món lạp chín. Món lạp da trâu gồm 3 thành phần chính:
– Thịt trâu: chọn thịt thăn, chắc, tươi, đem về thái ngang thớ thành các lát mỏng rồi ngâm vào nước lá ổi vò. Khoảng 15 – 20 phút thì vớt ra, vắt qua (để cả lá ổi vò bám vào thịt) rồi băm hoặc thái viên nhỏ (tuỳ theo sở thích của mỗi người), sau đó xào đảo nhanh tay trên chảo sao cho thịt vừa chín tới, ngọt, mềm không bị dai.
Đọc thêm: Đổi gió ở Thạch Bằng
– Da trâu: da tươi, còn nếu là da khô thì bạn phải qua 1 bước là ngâm nước sôi chừng vài tiếng cho da nở đều, sau đó cắt miếng khoảng 15 x 20 cm đem đốt trên ngọn lửa, vừa đốt vừa dùng que cạo, đập đến khi vàng đều cả 2 mặt, đem ra dùng đoạn gỗ hoặc búa đập kỹ để cho phần da cháy bong ra. Sau đó đem luộc luộc chín khoảng 1 giờ đồng hồ, bên ngoài miếng da trâu có màu vàng đậm, bên trong có màu vàng nhạt, nhìn trong trong. Tiếp theo, da trâu được đầu bếp thía từng miếng nhỏ, da trâu thái càng mỏng thì sẽ không còn dai và càng có độ giòn, đây là việc nặng nhọc nhất khi làm lạp.
– Gia vị: Gồm các loại: Tỏi, lạc, rau húng, mùi ta, rau mùi tầu, ngoài ra có thể thêm nhiều loại rau thơm khác cho hợp khẩu vị. Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là mắc khén hay còn gọi là tiêu rừng và vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng măng củ tươi và phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.
Khi chuẩn bị ăn, đem trộn các thành phần trên với nhau, cho thêm muối, mì chính vừa đủ. Cũng có thể trộn gia vị với da trước, cho có độ ngấm hơn, trước khi ăn mới trộn thịt. Thưởng thức món ăn này bạn sẽ được nếm cảm giác ngòn ngọt của thịt trâu, vị bùi của lạc rang, thơm của các loại rau thơm đặc biệt là cái giòn giòn của da trâu. Nhấm nháp thêm chút rượu thì món nộm da trâu là món ăn mà dân nhậu không thể bỏ qua.
Da trâu muối chua
Da trâu bò qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ngon Mộc Châu, đó là món da trâu muối chua. Nguyên liệu để làm món da trâu muối cần chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, tỏi ta, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính. Da trâu dày cần được sơ chế đúng cách để món ặn không bị cứng mà lại giòn. Đầu tiên phải làm sạch da trâu bằng cách đun nước sôi, cho một ít tro bếp vào nước rồi nhúng da trâu xong cạo sạch. Tiếp đó, nướng da trâu trên bếp than cho chín vàng, phồng lên, lại cho vào chậu nước trắng rửa sạch, rồi mới cho vào nồi luộc cho da trâu mềm vừa thái thì vớt ra, không để da bị nhũn quá.
Sau khi luộc chín miếng da trâu được vớt ra rổ, để ráo nước rồi thái thành miếng nhỏ bằng ngón tay. Rồi trộn da trâu với gia vị gồm có: gạo rang vàng say nhỏ, riềng, tỏi giã nhỏ, ớt, đường, muối và nước đun sôi để nguội muối trong vại đậy kín khoảng một tuần là có thể ăn. Da trâu muối khi ăn có bì giòn sần sật, bùi, chua, có hương vị của riềng lẫn vị cay cay của ớt, mùi thơm rất dễ ăn, thích hợp cho những bữa cơm nhâm nhi, quây quần gia đình.
8. Nậm pịa Sơn La
Món Nậm Pịa là món ngon truyền thống của bà con dân tộc Thái ở Môc Châu, thường xuất hiện ở các dịp đám đình, lễ hội hay những bữa tiệc đãi khách. Đây được xem là món ăn đặc sản Mộc Châu mà du khách nên thử một lần khi đến với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này.
“Nậm” có nghĩa là “canh” trong tiếng Thái, còn “pịa” là chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cá. Thành phần của món này gồm lục phủ ngũ tạng, sụn non kết hợp với các loại gia vị đặng trưng như lá đắng, các loại rau thơm và không thể thiếu được hạt Mắc khén làm nên hương vị đặc trưng. Đặc biệt đây là món rất bổ dưỡng với sức khỏe, nhất là tác dụng giải rượu thần sầu của nó.
9. Canh bon nấu thịt trâu
Món canh bon ăn vào những ngày nắng hè nắng nôi rất hợp, rất lành và mát. Đây là một món ăn dân dã mỗi dịp lễ, cỗ, hay đơn giản chỉ là bát canh bon và vài quả cà nén trong mâm cơm hàng ngày của bà con.
Nhưng để có được bát canh bon tuyệt cú mèo thì nguyên liệu và khâu chế biến cũng khá cầu kỳ và cẩn thận. Bon kết hợp nấu cùng đuôi, gân, da trâu hay bò đều rất ngon. Cần chuẩn bị các loại gia vị như các loại rau thơm: tía tô, lá lốt, mùi tàu, ớt, tỏi, cà dại hay còn gọi theo tiếng Thái là mắc cạnh, đặc biệt là không thể thiếu mắc khén một loại tiêu rừng có hương thơm đặc trưng.
Xem thêm chi tiết tại đây: review.vnhomestay.com.vn/tu-van-du-lich-moc-chau/canh-bon-mon-ngon-dan-da.html/
10. Thịt chua, đặc sản dân tộc Dao tại Mộc Châu
Thịt lợn muối chua là một món ăn đặc sản, truyền thống độc đáo của người dân tộc Dao. Nguyên liệu gồm: thịt lợn ba chỉ hoặc cả nạc cả mỡ, muối tinh và cơm nguội. Thịt lợn cắt thành từng miếng khoảng 0,5kg rồi dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 – 3cm, tránh làm đứt phần bì, ướp với thật nhiều muối, rồi trộn tiếp với một ít cơm nguội rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, lèn thật chặt, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt.
Trên miệng chum lót thêm một lớp rơm sạch, dùng lá dong bịt lại rồi lấy lạt buộc bên ngoài cho thật chặt rồi úp ngược chum thịt lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, thịt sẽ không bị hỏng.
Cái hương vị đậm đà của món thịt ướp muối lâu năm, có vị mặn đậm của muối, vị ngọt của thịt, vị chua của sự lên men lâu ngày cùng hương thơm đậm của lá lốt xanh hòa quyện thành một hương vị rất khó quên, ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi.
11. Xôi ngũ sắc (xôi tình yêu)
Đọc thêm: TOP 20 quán ăn ngon quận 7 hấp dẫn, đáng thử, đáng ăn nhất
Là món xôi đặc trưng của người Thái. Chọn loại gạo nếp nương thơm ngon, sau đó đem ngâm gạo vào nước lá cây Khảu Cắm tạo thành các màu xôi: trắng, tím, đỏ, vàng, xanh tượng trưng cho âm dương ngũ hành, tình đoàn kết dân tộc anh em.
Món xôi ngũ sắc hấp dẫn du khách bởi hương vị đặc biệt, từng hạt gạo thơm dẻo hòa quyện vào mầu sắc bắt mắt, mùi hương thơm của lá cây vô cùng ấn tượng.
Đặc biệt món xôi này thưởng thức cùng với các món nướng dân tộc Thái như: Gà nướng mắc khén, cá nướng Pa pỉnh tộp, lợn nướng mắc mật, Thịt băm gói lá dong nướng, …thì quả là món đặc sản Mộc Châu ăn một lần sẽ khó quên.
12. Bánh dày, đặc sản dân tộc H’Mông
Loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông ở Mộc Châu mỗi dịp tết đến, xuân về. Bánh dày tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài, biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo, ngâm gạo trong 12 giờ rồi cho vào chõ được làm bằng gỗ để khi xôi chín như vậy sẽ không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát. Sau đó, đổ xôi vào cối giã thật nhuyễn.Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và sự kiên nhẫn. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Có thể thưởng thức luôn, đem nướng trên than hồng, hoặc rán ăm kèm với thịt lợn lửng, cá nướng, thịt trâu, …thì quả là tuyệt vời.
13. Cơm lam, đặc sản Tây Bắc
Làm từ gạo nếp ngon, ngâm với nước cốt dừa, cho vào từng ống tre non và nút lại bằng lá dong, đưa lên bếp đốt cho đến khi vỏ ống cháy xém. Sau đó chẻ tách phần cật, chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng khúc cơm lam trắng nõn thoáng chút vị mặn, chút hương núi rừng. Thưởng thức cơm lam đậm đà, dẻo thơm cùng với muối vừng, chẩm chéo hay thịt lợn hun khói mới thấy hết được nét tinh hoa ẩm thực của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và Mộc Châu nói riêng.
14. Các món ăn đặc trưng mùa hoa Ban (món ngon từ hoa ban)
Sự công phu tỉ mỉ trong quá trình chế biến hoa ban khi được hái về, sẽ nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi trần qua nước nóng.
Để ráo rồi đem vò nát rồi trộn thịt băm, gia vị nhồi cá, gà đem nướng; hay đem xào cùng măng đắng, nấu canh thịt băm và bột gạo nếp, xôi cùng các loại rau rừng khác, làm nộm, xào măng đắng…
Càng thú vị hơn khi thưởng thức để cảm nhận độ giòn giòn của cánh hoa, vị thanh mát, ngọt bùi hòa quyện cùng các nguyên liệu khác tạo nên một tuyệt tác ẩm thực mà khiến du khách đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên.
15. Các loại rau rừng đặc sản Tây Bắc
Nói đến các loại rau rừng đặc sản của Mộc Châu phải kể đến như là: Rau sắng, rau rớn, rau bò khai, rau ban, rau bướm, măng rừng, cà dại, ….chế biến đơn giản như đem luộc hoặc xào cũng đều ngon, cầu kỳ và công phu hơn có thể làm nộm rau thập cẩm bằng cách đồ chín các loại rau này sau đó đem trộn cùng các loại gia vị như gừng, xả, mùi tàu, mắc khén là đã có một món rau rừng đặc sản hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng.
Rau thối Mộc Châu tiếng Thái gọi là Pắc Nam, rau có mùi không được dễ chịu lắm lúc tươi, nhưng sau khi chế biến thành các món rau thôi xào trứng, hoặc rau thối nấu canh trứng thì mùi dễ chịu và vị rất ngon.
Rau vòi voi có hình giống như vòi con voi, rau vòi voi xào, nấu canh hoặc luộc đều ngon, có vị ngọt như mỳ chính
Đang hot: Tour đảo Bình Ba – 1 ngày (Dành cho công dân Việt Nam)
Ý kiến bạn đọc (0)