- Bánh căn
- Bánh mỳ xíu mại
- Canh hoa atiso hầm giò heo
- Các món cơm
- Cơm niêu Đà Lạt
- Cơm tấm Đà Lạt
- Cơm gà
- Bánh ướt lòng gà
- Bánh tráng nướng
- Bánh canh
- Bún bò Huế
- Các món lẩu ở Đà Lạt
- Lẩu gà Lá É
- Lẩu bò Ba Toa
- Buffet hoa quả sấy L’angfarm
- Nem nướng Đà Lạt
- Tiệm bánh Liên Hoa
- Xắp xắp
- Sữa đậu nành
- Kem dâu tây
- Chả ram bắp
- Các loại đặc sản Đà Lạt
- Hoa quả sấy khô
- Hồng dẻo Đà Lạt
- Dâu tây
- Bông atiso
- Rượu vang Đà Lạt
Đà Lạt
Cùng Phượt – Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, Đà Lạt còn làm hài lòng du khách bởi những món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Xét về ẩm thực Đà Lạt không đa dạng như những thành phố du lịch khác. Tuy vậy, ít nhưng mà chất lượng, những cái tên bánh mì xíu mại Đà Lạt, bánh tráng nướng Đà Lạt, bánh căn Đà Lạt đủ làm ẩm thực Đà Lạt có chỗ đứng trong lòng khách du lịch. Hãy ghi nhớ danh sách các món ăn ngon ở Đà Lạt này, để nếu có dịp ghé qua các bạn chỉ cần nhấc mông lên và thưởng thức thôi.
Dâu tây là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất Đà Lạt (Ảnh – 23.aries_)
Bạn đang xem: món ngon đà lạt 2020
©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả 23.aries_, que’s, maianhvk, Tuan Doan, eekiem, firewaterw, Rainie Green, Nam Chấy, noreylee, gabeo, Foody, review.vnhomestay.com.vnnykh, thaingocthaonguyen, Đạt Lê, Quỳnh Phương, Nguyễn Huệ, Phan Ngoc, ★ Chicz Chuot ★, Mèo. Mốc, Travis Le và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.
Bánh căn
Mục lục
- 1 Bánh căn
- 2 Bánh mỳ xíu mại
- 3 Canh hoa atiso hầm giò heo
- 4 Các món cơm
- 4.1 Cơm niêu Đà Lạt
- 4.2 Cơm tấm Đà Lạt
- 4.3 Cơm gà
- 5 Bánh ướt lòng gà
- 6 Bánh tráng nướng
- 7 Bánh canh
- 8 Bún bò Huế
- 9 Các món lẩu ở Đà Lạt
- 9.1 Lẩu gà Lá É
- 9.2 Lẩu bò Ba Toa
- 10 Buffet hoa quả sấy L’angfarm
- 11 Nem nướng Đà Lạt
- 12 Tiệm bánh Liên Hoa
- 13 Xắp xắp
- 14 Sữa đậu nành
- 15 Kem dâu tây
- 16 Chả ram bắp
- 17 Các loại đặc sản Đà Lạt
- 17.1 Hoa quả sấy khô
- 17.2 Hồng dẻo Đà Lạt
- 17.3 Dâu tây
- 17.4 Bông atiso
- 17.5 Rượu vang Đà Lạt
Bánh căn Đà Lạt (Ảnh – que’s)
Không khó tìm ra những quán bánh căn ở xứ sở sương mù này. Nói quán nghe thì to quá, thật ra chỉ là không gian nhỏ, ấm cúng. Điều cuốn hút nhất là chiếc lò than to, có nhiều khuôn tròn trên bề mặt, lò luôn nghi ngút khói thơm lừng, khiến ai đi ngang cũng muốn nán lại. Giống bánh tráng nướng mỡ hành tôm khô, khoai lang nướng hay những gánh bắp nướng bốc khói thơm lừng nơi góc phố, bánh căn cũng khiến ai đã từng đến Đà Lạt phải một lần đi tìm, để đem về chút kỷ niệm.
Đối với nhiều người yêu thích bánh căn Đà Lạt, quán bánh căn cây bơ nằm ở Tăng Bạt Hổ là một trong những địa chỉ không thể thiếu. Suốt hơn 10 năm qua, bánh căn ở đây chỉ có duy nhất một loại nhân trứng nhưng lại nhận được nhiều lời khen ngợi từ thực khách. Một điều lạ nữa là, nếu thích bạn có thể tự chuẩn bị loại nhân của mình rồi mang kèm theo, quan sẽ sẵn sàng phục vụ bạn
Bánh mỳ xíu mại
Bánh mì xíu mại (Ảnh – maianhvk)
Đây là một món ăn nhẹ nhàng và khá phổ biến ở Đà Lạt. Xíu mại Đà Lạt được làm từ thịt quết khéo nên có độ dẻo và dai vừa đủ, hương vị nhẹ nhàng. Nước xíu mại được ninh từ xương heo, quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt nạc viên, thêm chút váng mỡ béo ngậy, hành lá thái nhuyễn khiến món ăn trở nên lôi cuốn vô cùng.
Khi dùng xíu mại với bánh mì, thường người ta sẽ cho thêm một chút sa tế để tạo màu và vị cay cay. Bạn có thể dùng kèm thêm chút giá, ngò hay tép mỡ phi giòn, bỏ vào chén khi còn nóng cho ngấm nước sốt rồi dùng sẽ rất thơm.
Canh hoa atiso hầm giò heo
Canh hoa atiso hầm giò heo (Ảnh – Internet)
Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp để thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà du khách thường nhắc nhau thưởng thức và mang về làm quà – bông Atiso.
Nhắc đến Atiso, đặc sắc nhất phải kể đến món ăn nức tiếng – canh hoa Atiso hầm giò heo. Vị ngọt của giò heo quyện với vị thanh mát của bông Atiso cho ra đời món canh không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng. Cách thưởng thức món ăn này cũng “có một không hai”. Hoa Atiso sau khi được hầm nhừ múc vào chén, dùng tay gỡ từng lớp cánh, hết lớp này đến lớp khác, nhai từ từ và thật kỹ mới thụ hết vị thanh ngọt.
Là một đặc sản của riêng Đà Lạt, canh hoa atiso hầm giò heo ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây. Trong các món ăn từ atiso, hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atiso hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn.
Các món cơm
Cơm niêu Đà Lạt
Cơm niêu là một trong những món ăn ngon của người Việt (Ảnh – Tuan Doan)
Gạo Tám, cơm niêu là một đặc sản trong món ăn ngàn năm của người Việt Nam chúng ta. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.
Không khó để bạn tìm kiếm một nhà hàng nổi tiếng hay một quán cơm niêu tại Đà Lạt, dưới tiết trời se lạnh của Đà Lạt thì món niêu cơm nóng hổi, có vị cháy xém vàng rụm sẽ là món ngon mà bạn không nên bỏ qua.
Cơm tấm Đà Lạt
Cơm tấm có ở nhiều nơi, trong đó có Đà Lạt (Ảnh – eekiem)
Trước đây, món cơm tấm chỉ là món ăn dân dã. Nhưng theo thời gian, món ăn bình dị theo chân người thôn quê lên đô thị rồi dần trở thành món ăn phổ biến ở cả thành phố. Món cơm tấm trước kia được ví như “cơm nhà nghèo”, nhưng với đôi bàn tay khéo léo của những đầu bếp tài hoa, cơm tấm đã trở thành một đặc sản của người dân Đà Lạt.
Đà Lạt có nhiều quán cơm tấm nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến là cơm tấm MEI. Địa điểm ăn uống này để lại ấn tượng với các bạn khi tới du lịch Đà Lạt bởi lò nướng lớn với ống khói cao và mùi sườn nướng thơm lừng. Những miếng sườn ở đây đều được lựa chọn rất cẩn thận và ướp những gia vị, mang đậm chất cơm tấm Đà Lạt.
Thưởng thức món cơm tấm với một chút nước mắm, mỡ hành trộn đều trên đĩa rồi từ từ cảm nhận mùi thơm ngon, vị béo, vị ngọt nhẹ trong từng hạt cơm và những món đi kèm, bạn mới cảm nhận hết cái tinh tế của món ăn này. Cơm tấm quả thực là một món ngon Đà Lạt mà bạn không thể nào quên khi đã thưởng thức dù chỉ một lần.
Cơm gà
Cơm gà Hải Phan Rang (Ảnh – firewaterw)
Cơm được nấu với nước luộc gà béo nhưng không ngấy, ăn chung với miếng gà chiên hoặc luộc thơm phức. Mỗi phần cơm còn kèm theo canh tùy chọn.
Quán nổi tiếng nhất chính là Cơm gà Hải Phan Rang ở địa chỉ 28 Trần Nhật Duật. Gà ở đây bán theo miếng, ăn miếng nào tính tiền miếng đó, giá cơm tính riêng. So với mặt bằng chung ở Đà Lạt thì hơi đắt nhưng mình nghĩ nếu đang phượt Đà Lạt mà thèm cơm gà thì có thể chấp nhận được.
Bánh ướt lòng gà
Bánh ướt lòng gà Đà Lạt (Ảnh – Rainie Green)
Nếu như ở vùng khác, bánh ướt thường đi kèm chả thì ở Đà Lạt, bánh ướt được biến tấu lạ miệng với thịt và lòng gà. Sự kết hợp giữa miếng bánh ướt mềm cùng thịt gà thơm ngọt và lòng gà dai dai tạo thành một món ăn chơi thú vị.
Gạo làm bánh là loại gạo tẻ được trộn thêm chút bột năng cùng khoai mì tạo độ thơm và dẻo. Sau khi ngâm gạo, xay, trộn thêm các loại bột và cho tỉ lệ nước nhất định để khi tráng không bị vỡ. Bánh được linh hoạt tráng từng lớp, để bánh đều mặt và không bị chỗ dày chỗ mỏng.
Tham khảo: Khám Phá Top 10 Quán Cafe Đẹp Quận 10 Sài Gòn
Lòng và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng được quán chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Gà thường là loại gà ta được nuôi ở vườn để có thịt chắc và không dai. Để tránh mùi tanh, lòng gà sau khi sơ chế sẽ được ướp sơ qua với chút gia vị cùng hành tỏi.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng, pizza của Đà Lạt (Ảnh – Nam Chấy)
Buổi tối, món bánh tráng không khó tìm. Bạn sẽ gặp các gánh hàng rong vòng quanh hồ Xuân Hương, hoặc trong khu chợ đêm Đà Lạt. Thành phần chính tạo nên món ăn là bánh tráng và trứng gà, được điểm xuyết thêm ít hành lá và tép khô. Khi ăn, chỉ cần cho lên một ít tương ớt, gấp tròn lại là thực khách đã có thể thưởng thức món ăn gây thương nhớ cho bao người.
Bánh canh
Bánh canh Xuân An, Đà Lạt (Ảnh – noreylee)
Đà Lạt có rất nhiều quán bánh canh. Nhưng nổi tiếng đến mức trở thành mặc định “chưa ăn bánh canh tại quán thì coi như chưa tới Đà Lạt” là quán Xuân An trên đường Nhà Chung. Bánh canh ngon bởi sợi bánh canh được làm thủ công, dai và mềm, chả cá giòn và mịn, nước dùng đậm đà.
Bún bò Huế
Bún bò Huế ở Đà Lạt (Ảnh – gabeo)
Bạn sẽ không khó để tìm thấy một quán bún bò Huế ở bất kỳ nơi đâu, nhưng tại mỗi chỗ khác nhau, món ăn này lại mang bản sắc riêng vì được điều chỉnh phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đó. Được đánh giá là một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam, tô bún đơn giản bao gồm: bún sợi, thịt bò, chân giò, chả quế, tiết…
Ở Đà Lạt, sợi bún được dùng có độ to vừa phải, săn chắc. Khi ăn bạn vẫn cảm nhận được độ mượt và dẻo của nó mà không ngán.
Đặc biệt với tiết trời se lạnh của Đà Lạt thì tô bún sẽ nhanh nguội hơn, vì thế bạn phải thưởng thức món ăn nhanh hơn một chút. Có lẽ chính điều này cũng một phần làm nên điều khác lạ trong cách thưởng thức các món ăn ở vùng đất này.
Các món lẩu ở Đà Lạt
Lẩu gà Lá É
Lẩu gà lá é (Ảnh – Foody)
Lá é cùng họ với húng quế, hương nhu, nếu ăn sống có vị hơi chua chua chát chát nhưng khi nhúng vào nồi nước lẩu rồi vớt ra ăn ngay khi còn tái, bạn sẽ cảm thấy vị bùi, hơi the the và có hương vị hơi giống với lá hương nhu.
Một nồi lẩu gà lá é có khoảng có nửa con gà chặt miếng, 1 đĩa bún sợi to, 1 đĩa nấm sò, ít măng củ thái quân cờ và dĩ nhiên không thể thiếu 1 đĩa rau lá é. Nước dùng lẩu ở đây có vị thơm, cay nồng của ớt, rất hợp với không khí lạnh đặc trưng của Đà Lạt. Nếu bạn đang bị cảm cúm thì món lẩu nóng hổi ăn kèm với lá é này chính là “liều thuốc tiên” dành cho bạn.
Nói đến lẩu gà lá é, phải nhắc đến quán Tao Ngộ ở đầu đường 3/4 (cách Hồ Xuân Hương khoảng 2km). Trước đây, đây là là quán ăn chỉ người địa phương mới biết, nhưng vì ăn ngon truyền miệng, dần dần, quán này trở thành món phải ăn, địa chỉ phải đến của rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt.
Lẩu bò Ba Toa
Lẩu bò Ba Toa (Ảnh – Foody)
Ba Toa là tên một khu ở Đà Lạt (cách chợ Đà Lạt khoảng hơn 1km), sở dĩ có tên gọi này bởi trước kia đây là khu lò mổ. Lẩu bò ở đây nổi tiếng với những miếng bò dày, to, dài mềm lam nha. Chưa kể trong nồi còn có thêm gân, đuôi, gầu đầy đặn chỉ nhìn đã thấy bụng muốn sôi sùng sục.
Lẩu bò Ba Toa thơm ngát mùi bò vùng núi. Ngoài rất nhiều thịt bò, nồi lẩu bò ở đây còn có mì trứng và rau xanh (ở Đà Lạt món nào có rau thì đĩa rau cũng tươi xanh chất lượng). Nước lẩu ngon ngọt thơm, ăn đến đây biết ngay đến đấy.
Khu Ba Toa tràn ngập những quán lẩu, nhưng tiêu biểu nhất là A Ba Toa, Thanh Tâm. Ngoài ra lẩu bò Ba Toa quán Gỗ ở đường Hoàng Diệu cũng rất đáng để ghé. Ngồi trong những căn nhà ấm cúng, ăn nồi lẩu bò thơm, với rau xanh ngọt đặc trưng của Đà Lạt mới thấy vì sao nhiều người nhất định đến Đà Lạt là phải ăn lẩu bò Ba Toa một lần.
Buffet hoa quả sấy L’angfarm
Buffet hoa quả sấy và các loại mứt tại L’angfarm (Ảnh – review.vnhomestay.com.vnnykh)
Cửa hàng bán đồ của L’angfarm ngay chợ Đà Lạt, ở đây bán đủ các thể loại đặc sản Đà Lạt để các bạn có thể mua về làm quà. Ngoài ra, ở đây còn có tiệc buffet hoa quả sấy được mở từ 16h-22h hàng ngày. Ngoài hoa quả sấy thì bạn có thể thưởng thức một số loại mứt, kem và cả thưởng trà nữa.
Nem nướng Đà Lạt
Thông thường, nghe đến nem, người ta nghĩ đến thịt chua, nhưng, với nem Đà Lạt thì không. Nem nướng Đà Lạt được làm từ loại thịt heo chọn lọc kỹ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi, buộc người làm phải đi qua một công đoạn là quết bằng tay để tạo độ dai cho món ăn. Khi đã đạt được đến độ dai như mong muốn, thực phẩm này được ve tròn dài trên đũa gỗ tiện cho việc nướng và nhất định sẽ phải nướng ở bếp than. Mùi thịt ướp, thơm nồng gia vị, quyện vào cùng mùi khói than nóng tạo nên một hương vị hấp dẫn đến lạ lùng.
Nem nướng Đà Lạt (Ảnh – noreylee)
Kèm theo với món nem nướng Đà Lạt, đầu tiên là phải kể đến bánh tráng chiên giòn. Đơn giản đây chỉ là loại bánh tráng dùng để cuốn, được cuộn lại thành những que dài, chiên vàng, khiến món ăn trở thành “giòn rụm”. Đà Lạt nổi tiếng với rau xanh, thế nên, ở món ăn này cũng không thể bỏ qua thứ đặc sản ấy. Nem nướng Đà Lạt dùng cùng với rau salad, rau mùi, hẹ. Vốn món nem đã thơm, nay cuộn bánh tráng cùng salad giòn và thơm, mùi vị của sự kết hợp này thật không thể dùng từ ngữ để diễn tả. Và, rau xanh Đà Lạt chính là phần giúp cho món ăn đỡ phần béo ngậy khi kèm cùng bánh tráng chiên giòn vừa nhắc ở trên.
Có hai thứ đi cùng món nem đặc biệt này không thể thiếu, cũng là những thứ tạo nên sự khác biệt cho nem nướng Đà Lạt với những nơi khác. Đấy là củ quả ngâm chua và nước chấm.
Củ quả ngâm chua gồm cà rốt, củ cải trắng, hành tím và dưa leo ngâm dầu giấm, tạo độ chua ngọt nhất định cho món ăn, khiến thực khách không cảm thấy nhàm chán hay ớn ngấy. Thông thường, ở mỗi quán nem nướng Đà Lạt đều có tỏi sống đi cùng với món ăn này. Vị tỏi cay nồng, kết hợp với những củ quả ngâm chua sẽ khiến món ăn “lành” hơn, phù hợp được với cả những cái bụng vốn khó chịu với món lạ.
Thứ đặc biệt nhất ở món ăn này là nước chấm. Đậu phộng, hành tỏi, một ít thịt thêm gia vị, xay nhuyễn và nấu sôi. Sánh sệt, ngọt mềm… thưởng cùng cuộn nem, cùng bánh tráng chiên, cùng rau, cùng củ quả ngâm chua… nem nướng Đà Lạt đạt đến được một giới hạn khó chê và càng khó quên.
Tiệm bánh Liên Hoa
Được ví như thế giới bánh thu nhỏ trong lòng thành phố Đà Lạt, bánh Liên Hoa là một lựa chọn hàng đầu với những fan của đồ ngọt đang trong thời gian du lịch khám phá Đà Lạt. Tiệm có đủ các loại bánh ngọt, mặt, bánh kem, bánh tráng miệng được làm đẹp mắt và cũng rất thơm ngon. Ngoài ra, ở đây còn có bán bánh mỳ xíu mại có vị ngon và khác lạ so với những cửa hàng khác, các bạn có thể thử.
Xắp xắp
Xem thêm: Top 5 Resort Củ Chi giá rẻ view đẹp yên tĩnh ở ngoại ô Sài Thành
Xắp xắp Đà Lạt (Ảnh – thaingocthaonguyen)
Xắp xắp là tên dân dã mà những người bán hàng rong gọi theo cách sắp xếp các nguyên liệu và gia vị vào đĩa. Đây là món ăn vặt nên thử một lần khi đến phố núi này. Xắp xắp Đà Lạt được chế biến từ những quả đu đủ non bào thành sợi nhỏ, dài. Đu đủ bào xong phải ngâm nước muối cho mềm, sau đó vớt lên để khô nước rồi chuẩn bị chế biến.
Một đĩa xắp xắp không lớn, chỉ vừa khoảng 1-2 người ăn. Đu đủ bào chuẩn bị trước đó cho vào đĩa trước, bỏ thịt lên. Đó có thể là khô bò, gan bò nấu với ngũ vị có màu vàng nâu, gan heo rim ngũ vị. Sau đó, thái quế nhỏ rắc lên trên cùng, cho thêm một ít đậu phộng rang giã sẵn không nhuyễn quá, ớt, rau thơm, rồi rưới nước dùng chua ngọt.
Khi thưởng thức xắp xắp, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn ngọt của đu đủ, chua của me trong nước dùng, vị béo và dai của lớp thịt, cay nồng của ớt và mùi thơm của gia vị, rau, đậu phộng. Nhiều người cho rằng, xắp xắp Đà Lạt giống với món gỏi khô bò ở miền Nam và Trung hay nộm bò khô ở miền Bắc. Tuy nhiên điều làm nên sự khác biệt về món xắp xắp chính là ở nước dùng được làm từ nước me có độ chua vừa phải, cũng không quá ngọt và cay, thích hợp cho mọi khẩu vị của du khách khắp mọi nơi.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành nóng và bánh ngọt là combo hoàn hảo cho những tối lạnh Đà Lạt (Ảnh – Đạt Lê)
Một trong những món ăn uống chơi ở Đà Lạt. Trong tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi cốc sữa nóng cùng với quẩy nóng giòn hay chiếc bánh ngọt thơm ngậy, trò chuyện bên bạn bè có thể sẽ là một kỷ niệm đang nhớ khi du lịch Đà Lạt.
Ở Đà Lạt có khá nhiều xe sữa đậu nành trên các con phố nhưng không phải chỗ nào cũng ngon. Một vài quán nổi tiếng và chất lượng bánh tại đây cũng rất ổn như hàng nằm dọc đường hồ Xuân Hương, đường Tăng Bạc Hổ và chợ đêm Đà Lạt…
Kem dâu tây
Một điểm đặc trưng làm nên sự khác biệt cho món kem dâu tây ở Đà Lạt đó chính là việc sử dụng dâu tây nguyên chất, hoàn toàn không sử dụng bất cứ phẩm màu nào để tạo màu và tạo mùi hương. Lớp kem dâu tây mát lạnh mang vị ngọt thanh tao hoà quyện cùng vị chua nhẹ đặc trưng của dâu tây khiến bạn càng ăn càng thấy thèm.
Chả ram bắp
Một sự sáng tạo của riêng người Đà Lạt, miếng cuốn cũng giống như chả giò, nhưng nhân ở bên trong hoàn toàn được làm từ bắp dẻo, được ướp gia vị rất vừa miệng, cuốn kèm với rất nhiều loại rau tươi, rau thơm của Đà Lạt. Nước chấm được làm từ đậu phụng. Rất thích hợp cho những người ăn chay. Trải nghiệm Đà Lạt để thưởng thức món chả ram độc đáo này bạn nhé
Chả ram bắp (Ảnh – Quỳnh Phương)
Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ gắn duyên du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy. Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới. Cách chế biến chả ram bắp có vẻ không quá khó, song nó lại đòi hỏi sự từ tốn trong cả quy trình làm chả. Bắp tươi khi hái về được bào ra, ướp gia vị thật khéo cuốn bánh tráng, rồi người ta thả vào chảo dầu đang sôi chiên vàng. Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt.
Các loại đặc sản Đà Lạt
Đây là những loại đặc sản mà bạn có thể mua về làm quà khi đến du lịch Đà Lạt, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều hàng chất lượng kém trà trộn vào giả làm đặc sản Đà Lạt nên các bạn cần là một người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn nhé.
Hoa quả sấy khô
Các loại hoa quả sấy Đà Lạt (Ảnh – Nguyễn Huệ)
Đa dạng và phong phú về nguồn sản phẩm củ quả nên việc sấy giòn tạo thành những món đặc sản là không thể thiếu tại xứ sớ Đà Lạt.
Hồng dẻo Đà Lạt
Hồng dẻo Đà Lạt (Ảnh – Phan Ngoc)
Trái hồng là một trong top 4 loại trái cây được bình chọn là ngon nhất và là sản phẩm độc đáo của vùng đất Đà Lạt. Sản phẩm hồng sấy dẻo được làm từ trái hồng cũng là một đặc sản được yêu thích của khách du lịch khi đến Đà Lạt. Có hai loại là hồng sấy nguyên trái và hồng sấy 1/2 trái (còn gọi là hồng dẻo miếng).
Sau khi hồng được gọt vỏ thì được mang đi rửa sạch, để miếng hồng làm ra có màu sắc rất đỏ đẹp, không bị đen. Sau đó trái hồng được đưa vào lò sấy trong nhiều giờ, để miếng hồng được ngon và khô đều, thì người sấy phải thường xuyên lật trái hồng lại. Tùy theo thời gian sấy sẽ cho ra lò miếng hồng dẻo hay miếng hồng khô. Có người thỉ thích ăn thật dẻo, nhưng cũng có người lại thích ăn khô.
Dâu tây
Dâu tây Đà Lạt (Ảnh – ★ Chicz Chuot ★)
Dâu tây hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.
Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Bông atiso
Bông hoa Atiso (Ảnh – Mèo. Mốc)
Cây Atisô có tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây loài gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải). Chúng được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atiso có mặt ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Chúng được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo và nhiều nhất là ở Đà Lạt.
Thực tế, không có nhiều loài cây nào mà toàn bộ cây từ rễ, gốc, thân cho đến lá, bông đều được sử dụng như cây Atisô. Khoa học đã chứng minh Atisô là cây dược liệu, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Rượu vang Đà Lạt
Rượu vang Đà Lạt (Ảnh – Travis Le)
Vang Đà Lạt là loại rượu vang có xuất xứ tại Đà Lạt, được làm từ nho và các loại trái cây đặc sản của vùng này. Sản phẩm vang Đà Lạt đầu tiên ra đời năm 1999, cũng là sản phẩm rượu vang nho đầu tiên được làm bởi chính người Việt Nam.
Tìm trên Google
Tham khảo: Top 15 Quán Phá Lấu Sài Gòn Đậm Đà Với Hương Vị Khó Quên
- các món ăn ngon ở đà lạt
- đặc sản đà lạt
- ăn gì ở đà lạt
- mua gì làm quà khi du lịch đà lạt
- ẩm thực đà lạt
- địa chỉ quán ăn ngon đà lạt
4/5 – (4 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc (0)