Bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế muốn thử các vì Tiên Phật, coi cách trị và phép tắc thần thông hay giỏi thể nào, nên nhất định ngày mùng ba tháng ba, mời đủ tam giới hội về Thông minh điện mà dâng phép. Y theo lệnh truyền của Ngọc Hoàng, đến ngày ấy chư Tiên, chư Phật, chư Thánh, chư Thần, các vị ở núi cùng thập điện Long vương về chầu đủ mặt. Ngọc Hoàng phán rằng: “Ta lấy làm vui mà mời các vị về đây, để hầu dâng những phép của các vị đã tu thành, hay khéo là dường bao, răn đời trị thế, trừ diệt những loài tà mị có đặng nhân đức ở thế gian không. Vậy thì các vị hãy vui lòng cho ta biết đi rồi ta sẽ trọng thưởng”. Ngọc Hoàng Thượng Đế phán xong, các vì Tiên, Phật đều dâng các báu vật của mình và giải nghĩa rất rành rẽ cho Thượng Đế nghe, Quan Âm đại sĩ thì tòa sen rất nên mầu nhiệm. Phổ Am Tổ sư dâng phất thủ. Hớn Chung Ly dâng cây quạt, Trương Quả Lão dâng cây gậy. Tào Quốc Cữu dâng cặp sanh. Lam Thể Hòa dâng hoa lam, Lữ Đồng Tân thư hùng kiếm, Lý thiết Quả ngọc hồ lô, Hà tiên Cô thiết trạo, Hàng Tương Tử thì ống sáo. Kế Tam Quan đại đế dâng cây giáo. Thánh mẫu Phụng Hoàng Sơn dâng bửu tháp, Diêm vương dâng nghiệt cảnh đài; ấy là cái kiến để soi tội phước rất là huyền diệu. Kể ra các vị đều giải bày rõ mỗi vật báu của mình cho Ngọc Hoàng nghe rất tỏ rõ. Ngọc Hoàng hết sức khen tặng. Kế đó Long vương đại hải dâng trái châu và giải rằng: “Tâu Thượng Đế, ngọc minh châu của tôi hễ ai trông thấy, thì cả đời không hề lâm vào tai nạn chi cả; còn hào quang chói rọi rực rỡ đêm ngày. Long vương chưa kịp dứt lời, kế Mã Nhĩ đại vương (vua núi) liền dâng trái bửu châu và tâu rằng: “Trái châu của tôi còn quý hơn của Long huynh nữa, là: Nếu muốn thâu các ngọc báu bất kỳ ẩn nấp chốn nào, nó chói thấu đều đem rút lên mà hội lại tất cả. Và hễ ai trông thấy, thì cả đời không hề có tai họa”. Ngọc Hoàng nghe xong rất khen ngợi Mã Nhĩ hơn Long vương. Xong rồi Ngọc Hoàng liền thưởng cho các vị mỗi người một bầu rượu tiên. Đoạn bãi chầu, ai về nơi ấy. Vì lẽ ấy, Long vương căm giận Mã Nhĩ vô cùng, về tới đền, liền đem chuyện ấy mà bàn luận cùng tướng sĩ; ai nghe cũng sôi sục lòng gan. Long vương quyết cử binh đánh Mã Nhĩ một trận cho biết tài cao thấp. Các tướng rất vui mừng. Rạng ngày xuất binh kéo đến cửa núi Mã Nhĩ mà đánh. Binh tuần của Mã Nhĩ về báo. Mã Nhĩ đoán biết Long vương vì mối thù hôm nọ, tức thì đốc quân hối tướng xông ra mặt trận. Liền kêu Long vương mắng rằng: “Ta với ngươi không thù nghịch chi, sao mi dám đến đây mà khiêu chiến hử? Thật là mi rất vô lễ lắm đó”. Long vương cười gằn đáp rằng: “Ngươi quên sao? Ta với ngươi rất là đại thù, ngươi dám sỉ nhục ta giữa nơi Thông minh điện có đủ chư Tiên, chư Phật thật là nhục nhã ta vô cùng. Nay ta quyết lấy đầu ngươi mà đền tội ấy. Ngươi mau dâng ngọc cho ta, thì ta tha cho ngươi sống, bằng cãi chớ trách”. Cả hai cãi cọ một hồi, bèn đấu chiến với nhau rất là kịch liệt. Mã Nhĩ yếu thế hơn, nhưng mà vì lòng tức giận chẳng chịu thua. Còn Long vương quyết lấy đầu kẻ nghịch cho đặng mới nghe. Đánh gần đôi ba trăm hiệp Mã Nhĩ mỏi mệt, Long vương thừa thế chém đầu Mã Nhĩ, rồi kéo binh về động.
Khi quân báo cho vợ Mã Nhĩ hay, (bà đương có thai nghén) kêu la rất thảm thiết. Con là Tam nhãn Tì Khưu còn nhỏ không đủ sức cự đương, phần thì mẹ mới thai nghén. Tì Khưu đành tu luyện mà đợi kỳ tuổi trưởng.
Bạn đang xem: Nam du huê quang
Nói qua Đức Thích Ca ở tại núi Linh Sơn. Ngày nọ có Độc Hỏa đại vương vì nỗi hiềm riêng, bởi núi Tuyết sơn xưa của Độc Hỏa nay Độc Hỏa muốn đòi lại, Độc Hỏa liền thân hành đến núi Linh Sơn vào Lôi Âm tự. Đến nơi Thích Ca Như Lai cũng chào hỏi tử tế và hỏi rằng:”Ngài đến viếng tôi, hay là có việc chi, xin cho tôi được biết?”. Độc Hỏa thưa rằng: “Tôi đến đây cốt là viếng Ngài và cầu nhờ Ngài mà nghe lời kinh kệ, cùng xin dùng một bữa cơm chay vậy thôi”.
Tham khảo: TOP 6 quán bánh mì xíu mại Đà Lạt ngon rẻ được du khách yêu thích nhất
Thích Ca truyền đệ tử dọn cơm chay cho Độc Hỏa dùng, nhưng các đệ tử đều bạch rằng: “Bạch sư phụ, vì hôm nay đã quá bữa cơm rồi, bởi đại vương đến trễ cho nên không có chỗ ngồi và cơm dư, xin sư phụ bảo đại vương ngày mai sẽ đến”. Độc Hỏa nghe nói nổi giận, liền trông thấy bên bàn dọn cơm rất ngon, bèn nói lớn rằng: “Ta dùng bữa nay mà thôi, đấy đã có chỗ thiếu gì, bất quá mấy người nhịn đói đỡ mà đãi khách không đặng sao?”. Dứt lời ngồi đại mà ăn.
Khổng Tước trông thấy kẻ vô phép nổi giận mắng rằng: “Ta nói cho ngươi biết, ngươi là quỷ vương sao dám cả gan đến đây làm điều ngang ngược với thầy ta”. Dứt lời bèn liệng cái chén vào mặt Độc Hỏa”. Độc Hỏa nổi nóng bèn hóa lửa mà đốt Khổng Tước đồng tử. Làm cho Khổng Tước bị cháy cả mình la vang động. Thích Ca thấy vậy can ra, nhưng Độc Hỏa chẳng kể đến, ỷ mình tài hóa lửa rằng hay, Thích Ca liền hóa nước mù sương mà cứu Khổng Tước, Độc Hỏa nổi giận nói sao Thích Ca lại cứu học trò như thế, bèn hóa lửa đốt núi Linh Sơn. Thích Ca hóa ra trăm rồng phun nước tắt liền, Độc Hỏa đốt không cháy, lại mắng chưởi om sòm. Thích Ca cười rằng: “Này Độc Hỏa, ta nói cho ngươi rõ, ta là người tu nhiều kiếp, ta là người đã có trước ngươi hơn mấy ngàn năm, những núi này và Tuyết Sơn xưa của ta, sao ngươi lại tranh giành, ta cũng vì lẽ từ bi mà tính êm với ngươi, sao ngươi cứ mong kiếm thế mà làm dữ hoài như thế?” Độc Hỏa rằng: “Tôi không nói vì lẽ ấy, song tôi tức giận, sao Ngài lại bênh đệ tử kìa?”. Kế đó Diệu Kiết Tường bước ra khuyên bảo Độc Hỏa hãy trở về, chớ nói nhiều điều mà mang khổ hại, Độc Hỏa thấy một đứa nhỏ nói với mình như vậy, bèn nổi nóng hóa lửa đốt Diệu Kiết Tường. Kiết Tường cười rán mà rằng: “Ta cho ngươi đốt, ta cốt là ngọn đèn trên bàn Phật, ta là hỏa tinh muôn kiếp nào có sợ lửa đâu, nếu ngươi đốt ta không đặng, ta đốt lại ngươi bây giờ đa”. Độc Hỏa không tin cứ đốt mãi, Diệu Kiết Tường nổi giận bèn hóa lửa đốt lại, phút chút Độc Hỏa đã hóa ra tro bụi. Thích Ca can không kịp, bèn la rầy Kiết Tường rằng: “Ngươi là người tu luyện, sao dám vô lễ sát sanh, dầu cho kẻ kia thế nào, ngươi cũng nhịn nhục mới phải cho. Thế là ngươi phải bị đọa xuống trần gian rồi”. Diệu Kiết Tường lạy lục thế nào cũng không đặng. Thích Ca phán rằng: “Hiện nay có vợ của Mã Nhĩ khi xưa có lên Linh Sơn tự mà cầu con. Vậy thì ta cho mi xuống đó đầu thai, chừng nào mãng đọa sẽ trở về Tây phương”. Diệu Kiết Tường khóc rằng: “Trăm lạy sư phụ nếu con xuống đó, con không đủ huyền phép mà giữ mình, ắt sao cũng nhiều người hiếp đáp”. Thích Ca đáp: “Vậy thì ta cho ngươi năm phép ngũ thông và thiên nhãn hầu đỡ thân ngươi”. Dứt lời bèn niệm chú cho các phép mầu, rồi bảo Quan Âm dắt hồn Diệu Kiết Tường xuống thế đầu thai.
Đang hot: Taxi Bắc Ninh: Danh bạ số điện thoại các hãng taxi ở Bắc Ninh
Ý kiến bạn đọc (0)