Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Câu ca dao này tôi từng nhiều lần được nghe, được đọc trong sách báo và hiểu được như mọi người thường hiểu đó là niềm tự hào của người Thăng Long cũ hay Hà Nội ngày nay vốn có nếp sống văn minh lịch lãm. Nhưng tôi rất băn khoăn: Tại sao trong câu ca dao lại gọi Thăng Long là Tràng An?
Bạn đang xem: Người tràng an
Tôi học Lịch sử Việt Nam từ thời tiểu học đến hết thời trung học, chưa bao giờ nói đất Hà Nội ngày nay có tên là Tràng An. Thời Bắc thuộc Hà Nội có tên là Đại La, một thời gian khá dài bọn thống trị lấy đây làm trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế của quận Giao Chỉ và gọi là La Thành. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên La Thành là Thăng Long Thành, tên này đã được dùng trải qua hai triều đại Lý – Trần.
Sau biến cố Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần thì dời đô về Hậu Lộc – Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô, còn Thăng Long gọi là Đông Đô. Đến khi Lê Lợi đánh tan quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước lên ngôi vua rồi chọn Đông Đô làm kinh thành và lấy lại tên Thăng Long như cũ. Tên Thăng Long lại trải qua ba triều đại Hậu Lê – Tây Sơn và Nguyễn. Đến đời vua Tự Đức, do nhà Nguyễn phân chia lại địa dư hành chính nên Thăng Long Thành mới đổi tên là Thành Hà Nội.
Đọc thêm: Buôn Mê Thuột và 10 món ăn đặc sản, ngon nức tiếng
Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Hà Nội lại chính thức trở thành Thủ đô nước Việt <?xml:namespace prefix = st1 />Nam ta cho đến tận ngày nay. Như vậy có thể khẳng định rằng Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An cả.
Một lần nhân ngày hội tôi đi dự lễ ở chùa Láng, tình cờ được gặp một học giả khá nổi tiếng về Hà Nội và tôi có hỏi ông về câu ca dao này với thắc mắc trên. Ông lấp lửng trả lời Tràng An là danh từ chung. Tôi hiểu ý của ông là từ Tràng An tương đương với từ kinh thành hay thủ đô, thế thì rất lạ và vô lý quá, chả lẽ có thể nói Tràng An Hà Nội, Tràng An Bắc Kinh… hay Tràng An Mạc Tư Khoa được sao? Hay có thể thay các danh từ riêng trên bằng Tràng An được à?
Rồi tôi lại nghĩ: Phải chăng người xưa muốn ví Thăng Long như Tràng An là kinh đô của một nước chư hầu thời Trung Quốc cổ đại? Cũng không có lý vì các cụ nhà ta đâu có tự ti mà so sánh khập khiễng như vậy.
Thế rồi một lần hội họp lớp cũ (thời học phổ thông) trong lúc trà dư tửu hậu, tôi lại mang vấn đề này ra trao đổi. Một ông bạn tôi có nói với mọi người đại ý là ông nội của ông đỗ phó bảng làm quan tuần phủ có giải thích cho bố ông về câu ca dao này như sau: Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua rồi dời đô về Đại La đương nhiên phải mang theo toàn bộ bộ máy hành chính đi theo, như vậy cũng có rất nhiều người nhà, lính tráng, nô lệ và cả dân chúng tháp tùng các gia đình vua quan định cư nơi ở mới.
Đang hot: Ăn no căng bụng với top 20 quán ăn ngon Huế nhất định phải thử một lần
Những người gốc Hoa Lư này vốn có nếp sống dân dã miền sơn cước nên vụng về thô kệch, còn dân gốc Đại La thì từ lâu chịu ảnh hưởng nền văn minh của người phương Bắc nên nếp sống văn minh hơn, lịch lãm hơn, dẫn đến trong giao tiếp, người gốc La Thành kinh rẻ miệt thị người gốc Hoa Lư (điều này còn ảnh hưởng ít nhiều đến tận ngày nay). Để tự vệ và giữ gìn danh tiếng của mình đã từng sống ở kinh đô Hoa Lư thuộc đất Tràng An (còn gọi là đất Trường Yên) nên người gốc Hoa Lư mới đặt ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Là để đáp lại người gốc La Thành mà thôi. Vậy các ông nên hiểu Tràng An ở đây là Tràng An ở đất Ninh Bình chứ không phải ở đất Đại La hay Thăng Long sau này và đừng có lầm lẫn với Tràng An ở Trung Quốc cổ đại. Còn nói Tràng An là danh từ chung thì quá sai rồi vì Từ điển Việt Nam đâu có giải nghĩa như thế.
Về nhà tôi ngẫm nghĩ điều giải thích của cụ phó bảng là rất có lý, ta nên hiểu Tràng An trong câu ca dao là Tràng An ở Ninh Bình mà xưa nay nhiều người lại hiểu nhầm là tên gọi khác của đất Thăng Long. Vốn là dân học tự nhiên, tôi chỉ xét theo logic mà phán đoán thôi chứ chẳng biết đúng sai thế nào và cứ mạnh dạn viết bài này để mong các độc giả gần xa tham khảo và mong có lời chỉ dẫn để tôi và các bạn bè hiểu được đúng nghĩa câu ca dao danh tiếng này
Tham khảo: Xem Ngay Top 8 Quán Cơm Ngon Ở Vũng Tàu Nhất Định Phải Biết
Ý kiến bạn đọc (0)