- Nhà tranh vách đất là nhà gì?
- Nhà tranh vách đất làm từ những loại nguyên vật liệu gì?
- Kết cấu cơ bản của một ngôi nhà tranh vách đất
- Khung xương nhà (bằng tre, gỗ)
- Vách đất (bùn trộn rơm rạ)
- Mái nhà
- Chi phí làm nhà tranh vách đất có cao không?
- Ý nghĩa nhà tranh vách đất
- Trong cuộc sống
- Trong thơ ca
- Những biến tấu của nhà tranh vách đất hiện đại
- Nhà tranh vách đất – nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông
- Lời kết
Nhà tranh vách đất là nơi trú ẩn của nhiều thế hệ người nông dân nghèo thời xa xưa. Đến nay hình ảnh mộc mạc, bình dị ấy vẫn in đậm trong tâm thức người Việt. Giờ đây kiến trúc này đã được biến tấu một số chi tiết nhất định để vừa phù hợp với lối sống hiện đại. Vừa lưu giữ được nét đẹp của lối sống và hình ảnh bình dị của quê hương.
Mái tranh trong hình ảnh nhà tranh thời hiện đại đã được thay mới với diện mạo rực rỡ hơn. Hình ảnh nhà tranh đã trở nên đa dạng về màu sắc và bền đẹp với thời gian. Vì vậy, nhà tranh vách đất đẹp và cổ điển vẫn luôn là xu hướng kiến trúc thịnh hành. Được ưa chuộng ngay cả khi xã hội thay đổi từng giờ, từng ngày như hiện nay.
Bạn đang xem: nhà tranh vách đất đẹp
Mục lục ẩn 1. Nhà tranh vách đất là nhà gì? 1.1. Nhà tranh vách đất làm từ những loại nguyên vật liệu gì? 2. Kết cấu cơ bản của một ngôi nhà tranh vách đất 2.1. Khung xương nhà (bằng tre, gỗ) 2.2. Vách đất (bùn trộn rơm rạ) 2.3. Mái nhà 3. Chi phí làm nhà tranh vách đất có cao không? 4. Ý nghĩa nhà tranh vách đất 4.1. Trong cuộc sống 4.2. Trong thơ ca 5. Những biến tấu của nhà tranh vách đất hiện đại 6. Nhà tranh vách đất – nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông 7. Lời kết
Nhà tranh vách đất là nhà gì?
Nhà tranh vách đất là nét đẹp văn hóa đặc sắc và gần gũi của nông thôn Việt Nam. Đây là kiến trúc nhà ở phổ thông ngày xưa được dựng lên với mục đích che mưa, che nắng. Để mỗi gia đình có một nơi gọi là mái ấm gia đình.
Nhà tranh thường được làm nên từ các nguyên vật liệu tự nhiên. Kiến trúc bên trong căn nhà có thể tùy biến theo mục đích, nhu cầu của từng gia đình. Có thể là 3 gian 2 chái hoặc nhà 5 gian 2 chái. Cột kèo căn nhà được làm từ cây tre, cây luồng, mái tranh dày. Nhà có hè rộng, trước hè thường có một hàng cột gỗ hình trụ tròn.
Nội thất trong nhà tranh rất đơn giản, thường là trần tre, ở giữa đặt bàn thờ gia tiên. Hai bên có thể kê phản hoặc kê giường để nằm nghỉ. Thêm một bàn ghế làm từ tre nứa để làm nơi thưởng trà, tiếp khách,…
Xem thêm: Nhà chòi là gì? Các loại nhà chòi và cách phân biệt
Nhà tranh vách đất làm từ những loại nguyên vật liệu gì?
Nguyên vật liệu chủ yếu để làm nhà tranh vách đất đẹp là các vật liệu tự túc ở địa phương. Cột nhà thường được làm từ thân cây cau, cây xoan,… Còn kèo nhà được lấy từ gỗ mít, gỗ cây xoài trong vườn nhà.
Cây tre quanh xóm làng sẽ được dùng để làm vách nhà, trần nhà, vách ngăn, mái nhà,… Rơm rạ dùng để trách vách nhà thì nhà nông luôn có sẵn. Người ta sẽ phơi khô, bảo quản rơm để đánh với bùn đất để trát vách nhà.
Kết cấu cơ bản của một ngôi nhà tranh vách đất
Khung xương nhà (bằng tre, gỗ)
Khung xương của ngôi nhà tranh vách đất thường được làm từ gỗ sẵn có trong vườn nhà. Tùy vào nguyên liệu sẵn có như cây mít, cây xoan, cây xoài,… người nông dân sẽ đốn hạ xuống. Sau đó xẻ thành gỗ để làm khung xương nhà theo kích thước, độ rộng theo thiết kế nhà.
Nếu không có gỗ thì người nông dân sẽ thay thế khung nhà bằng tre trúc. Những cây tre sẽ được thu hoạch về sẽ được chặt theo độ dài khoảng 3 – 4 mét. Sau đó sẽ được sơ chế sạch sẽ, sau đó sẽ được xử lý chống mối mọt bằng cách ngâm bùn 5 – 7 ngày trước khi đưa vào sử dụng.
Vách đất (bùn trộn rơm rạ)
Vách đất của nhà tranh được tạo nên từ bùn ao ruộng và rơm rạ. Người ra sẽ trộn đều chúng với nhau. Sau đó trát lên các vách tre, giúp căn nhà kín đáo hơn. Đồng thời có thể che chắn được mưa gió và giữ ấm vào mùa đông.
Mái nhà
Phần mái nhà có thể được lợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo vùng miền. Ở vùng Tây Bắc người ta thường dùng lá cọ để lợp thành các tấm lợp mái nhà. Một số vùng quê khác thì người nông dân sẽ dùng rơm, lá mía, cỏ tranh hoặc lá dừa. Mọi người có thể tùy chọn nguyên liệu nào phù hợp và thuận tiện cho việc xây dựng nhất.
Xem thêm: Giá bán lá cỏ tranh lợp nhà tại TPHCM.
Chi phí làm nhà tranh vách đất có cao không?
Như đã chia sẻ ở trên, nguyên vật liệu dùng để làm nhà mái tranh vách đất đều là nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Có những vật liệu lấy được từ vườn nhà. Có những thứ người nông dân có thể thu hái được ở trên rừng, trên nương rẫy. Với bản tính chất phác, thật thà của người nông dân xưa, tình nghĩa xóm làng luôn. Thì người ta cũng có thể cho nhau những vật dụng họ có sẵn trong nhà.
Cùng với việc “tối lửa tắt đèn có nhau”. Bà con nông dân hàng xóm thường xúm vào giúp nhau một tay khi nhà nào đó công việc lớn. Vì vậy, chi phí làm nhà tranh vách đất không tốn kém như các công trình kiên cố như hiện nay. Thậm chí bà con nông dân chỉ mất khoảng vài trăm nghìn để mua một số vật liệu như đinh, dây buộc…. Đã có thể cất lên một căn nhà sạch sẽ, thoáng mát và đầm ấm.
Đọc thêm: TOP 8 Quán Bún Riêu Nha Trang Cực Ngon Chỉ Từ 15K
Tham khảo: đơn vị thi công nhà tre trúc uy tín chuyên nghiệp TPHCM.
Ý nghĩa nhà tranh vách đất
Từ ngàn đời xưa, hình ảnh nhà tranh vách đất đã in đậm trong tiềm thức của người nông dân. Nó gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Từ thuở nghèo khó, cơ cực bần hàn đến khi xã hội phát triển, ký ức về những căn nhà tranh vẫn khó có thể phai nhòa trong tâm trí người dân Việt Nam.
Có thể nói rằng, nhà tranh có ý nghĩa quan trọng với người nông dân cả trong cuộc sống và trong thơ ca. Là người Việt thế hệ 9X đời đầu trở về trước có lẽ không ai không biết đến loại hình nhà ở vô cùng bình dị và yên ả này.
Trong cuộc sống
Trong cuộc sống, mẫu nhà tranh vách đất đẹp là nơi an cư, trú ngụ của hàng triệu người dân nước ta. Thời xa xưa, hầu như gia đình nào cũng đông con, mỗi nhà có đến 7 – 8 thành viên chen chúc nhau trong những căn nhà tranh chật hẹp.
Ấy thế mà nó lại quá đỗi bình yên, vui vẻ và hạnh phúc. Làm nhà tranh vách đất không chỉ để lấy chỗ trú mưa, trú nắng, là nơi để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau mà nó còn làm nên nét đẹp văn hóa của người Việt. Từ những mái nhà đơn sơ, mộc mạc đã có hàng nghìn người tài đức vẹn toàn được lớn lên, trở thành những người có ích cho đất nước.
Trong thơ ca
Có lẽ nhiều thế hệ người Việt đều đã từng nghe nhắc đến câu “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Câu nói này cũng bắt nguồn từ hình ảnh nhà tranh vách đất của bà con nông dân ở cái thời còn chưa đủ ăn, chưa đủ mặc. Thế mà người ta vẫn rất lạc quan, yêu đời. Chỉ cần có sự kiên trì, cố gắng và tin tưởng vào cuộc sống, họ vẫn sống bên nhau rất hạnh phúc, vui vẻ với những đứa con khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Những ngôi nhà tranh cũng chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ thời xa xưa. Với hàng trăm bài thơ nói về loại hình nhà độc đáo mà bình dị, gần gũi này.
“Nhà tre, mái rạ, vách bùn rơm
Cửa chắn con song mở gió vườn
Chum nước mưa vần bên cạnh chái
Dưới giàn thiên lý toả hương thơm
Nhà ngang cắm một chiếc chày chân
Đống rạ đằng sau rút thổi dần
Gà mái trên sàn nằm ấp trứng
Bờ ao rau muống nở non ngần
Đọc thêm: Quán kem bơ Đà Lạt – Món ngon nhất định phải thử khi đến với Thành phố sương mù
Thóc lèn đầy ró xếp buồng trong
Vài chuỗi tiền chinh bỏ ấm đồng
Chỗ ngủ tuỳ theo mùa nóng lạnh
Giường khung mùa hạ, ổ mùa đông”
(Nguồn: Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn năm 2013)
Những biến tấu của nhà tranh vách đất hiện đại
Nhà tranh vách đất quá đỗi đơn sơ, mộc mạc, thế nhưng nó vẫn được người nông dân trân trọng, gìn giữ. Dù sự phát triển của xã hội hiện đại đã có rất nhiều loại hình nhà ở kiên cố, sang trọng khác ra đời. Thế nhưng hình ảnh nhà tranh vẫn được bảo tồn và biến tấu với một số phong cách khác nhau để vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.
Nếu như xưa kia hình ảnh mái nhà tranh, vách đất gắn liền với sự nghèo khó, vất vả của người nông dân. Thì ngày nay thiết kế nhà tranh vách đất đã được biến tấu hiện đại hơn. Giúp cuộc sống trở nên tiện nghi, thẩm mỹ hơn mà vẫn rất gần gũi, thân thuộc với con người.
Hiện nay, cách làm nhà tranh vách đất đã được khoác lên mình diện mạo mới, trở thành những căn nhà dạng nghỉ dưỡng vô cùng độc đáo. Ngoài ra chúng còn được ứng dụng linh hoạt vào ngành du lịch nghỉ dưỡng, resort cao cấp. Đem đến cho du khách những trải nghiệm cực kỳ thú vị và quá đỗi bình yên để tạm xa khói bụi thành phố với những áp lực, căng thẳng trong công việc.
Những vật liệu được sử dụng để thi công nhà tranh vách đất hiện đại thường là kim loại, inox, xi măng, mái lá tranh nhân tạo,.. Điều này giúp ngôi nhà mãi bền đẹp, không bị ẩm mốc, không bị hư hỏng bởi mưa nắng, thời tiết. Trong khi đó, cái hồn thơ xưa cũ của nhà tranh vẫn được gìn giữ với nét đẹp mê lòng người.
Xem thêm: Nhà tre | Những mẫu nhà tre đơn giản mà đẹp tại Việt Nam
Nhà tranh vách đất – nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông
Nhà tranh vách đất là “cơ nghiệp” của cả một đời người nông dân nghèo khó ngày xưa. Người Á Đông thường có câu nói “cái khó ló cái khôn” quả thực rất đúng với bản chất cần cù và sự sáng tạo không ngừng của người nông dân. Dường như càng khó khăn, càng vất vả càng thúc đẩy sự sáng tạo của con người.
Thật khó để các vùng miền khác tưởng tượng được rằng chỉ với rơm rạ, cây cối quanh nhà. Người Việt có thể cất lên những căn nhà không quá bền đẹp, không quá kiên cố. Thế nhưng lại có thể sử dụng đến cả chục năm. Đó chính là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái thành người tài, thành người có ích cho xã hội.
Trong cái không gian có phần chật chội đấy, niềm vui vẫn ánh lên trong đôi mắt người dân. Quan trọng là gia đình họ vẫn luôn hạnh phúc, “râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Đó chính là nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông mà không phải vùng miền, không phải quốc gia nào cũng có thể làm được.
Xem thêm: Nhà lá
Lời kết
Trên đây là những tản mạn xoay quanh kiến trúc nhà tranh vách đất xưa và nay. Hy vọng đã đem đến bạn đọc những nội dung hữu ích và thú vị về loại hình nhà ở bình dị mà hạnh phúc của người dân Việt.
Nếu cần tư vấn về việc thiết kế xây dựng nhà tranh hiện đại, hãy liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng để được hỗ trợ miễn phí.
Đang hot: Cách Nấu Hủ Tiếu Nam Vang Ngon Chuẩn Vị
0/5 (0 Reviews)
Ý kiến bạn đọc (0)