Ngày bến còn phà ngược xuôi qua sông – Ảnh: CHÍ QUỐC
Và những tiếng còi phà, tiếng xe cộ, tiếng rao, lời ca lanh lảnh của những cô bán hàng… giờ chỉ còn trong hoài niệm.
Bạn đang xem: phà vàm cống ở đâu
“Phà Vàm Cống được xây từ thời Pháp thuộc, bên bờ TP Long Xuyên (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Từ chỉ 4 phà quy mô nhỏ, đến lúc ngừng hoạt động phà Vàm Cống có 10 phà, gồm: 8 phà 200 tấn, 2 phà 100 tấn với 167 cán bộ, nhân viên. Bình quân mỗi ngày phà vận chuyển 5.500 ôtô và 12.000 xe máy qua lại sông Hậu…
Ông Trần Văn Thoi chạy xe ôm ở bến phà, nhưng giờ câu cá kiếm thêm – Ảnh: T.NHƠN
Vang bóng rồi… hắt hiu
“Ủa, phà dừng hoạt động rồi hả chú? Vậy giờ mình đi đường nào về Long Xuyên?” – một khách lạc đường hỏi vọng vào quán cà phê. Chị chủ đon đả bước ra, chỉ người đó quay lại theo hướng cầu Vàm Cống.
Thấy tôi ngạc nhiên, chị chủ quán Võ Thị Bảy giải thích: “Phà dừng nửa năm rồi, nhưng hổng phải ai cũng biết. Ngày nào cũng có người hỏi đường, đa số là khách vãng lai, dân du lịch vẫn còn ký ức bến phà ngày nào”.
Chị Bảy là một trong những chủ quán hiếm hoi còn trụ lại từ ngày phà Vàm Cống dừng hoạt động. Gọi là quán chứ thực sự chẳng còn bộ bàn ghế nào được bày biện phía trước. Khách đa số là bà con xóm giềng, thỉnh thoảng gọi vài ly cà phê, điếu thuốc.
Trong nhà, mấy xe bán nước mía, bánh mì phủ đầy bụi xác nhận điều chị tâm sự: “Từ ngày phà dừng, bà con buôn bán ở đây ai cũng thất nghiệp. Nhiều người dắt díu cả gia đình đi Bình Dương kiếm sống, số chuyển làm công nhân thủy sản hoặc bán hàng rong”.
Cảnh người xe xếp hàng dài chờ xuống phà đã thành quá khứ. Nhà cửa, hàng quán bên đường giờ cũng đóng cửa im ỉm. Góc đường, nhóm công nhân đang vận chuyển cám lên xe.
Tham khảo: Hướng dẫn mua vé tàu trực tuyến – Mở bán vé tàu Tết Bình Thân
Cạnh đó, vài người dân phơi lác và chăm sóc hoa tết. Đoạn đường một thời náo nhiệt với hàng trăm hàng quán giờ có thể dễ dàng đếm được trên một bàn tay.
Bà Huỳnh Thị Thơm (76 tuổi, quê Đồng Tháp), hơn 40 năm gắn bó với bến phà Vàm Cống, cho biết trước đây bà mở quán nước và làm bánh quai vạc bỏ mối cho người bán hàng rong. Số tiền kiếm được hằng ngày có thể giúp bà lo cho gia đình. Ngày phà dừng hẳn, bà lao đao: “Hàng rong tứ tán khắp nơi, tui vẫn duy trì làm bánh, nhưng giờ chả còn mấy người ghé lấy”.
Ông Lâm Minh Châu bên quầy vé giờ không một bóng người – Ảnh: T.NHƠN
Càng đi sâu vào khu vực bên trong, những người từng một thời qua lại các chuyến phà đông vui sẽ khó hình dung khung cảnh hiện tại. Từ quầy vé, nhà điều hành, kho phụ tùng sửa chữa, khu vực lên xuống phà đều bị thời gian phủ màu cũ kỹ, mờ bụi. Nhiều vật dụng đã gỉ sét, hoang phế và xuống cấp.
Bỗng dưới bến phà vang lên tiếng trò chuyện của nhóm cần thủ. Tôi gặp ông Trần Văn Thoi (54 tuổi, quê Đồng Tháp) may mắn dính được chú cá vồ đém tầm 3kg. Vui mừng, ông nói nhanh: “Phải về nhà rộng cá sống ngay, đặng chiều bán lấy tiền gạo mắm. Con này bán cũng hơn hai trăm ngàn à chứ không giỡn, hơn mấy cuốc xe ôm”.
Ông Thoi vốn là người chạy xe ôm ở bến phà Vàm Cống ngày trước. Phà nay vắng bóng trên sông, anh em xe ôm cũng tứ tán khắp xứ, chỉ còn ông và vài người trạc tuổi ráng lay lắt trụ lại. “Tất thảy 93 người, giờ chỉ còn vài người già với nhau. Do không đủ sức khỏe nên tui cố trụ lại đây, chứ không là đi rồi. Vắng khách quá thì mang cần đi câu, phụ thêm tí cho bả ở nhà. Chứ xe ôm giờ cả ngày có khi không được cuốc nào” – ông Thoi trải lòng.
Buôn bán ế ẩm khiến nhiều gia cảnh mưu sinh bên bờ phà Vàm Cống trở nên tù mù và thiếu định hướng khi những chuyến phà không còn cập bến.
“Hết năm nay, tui định cho con nghỉ học sớm, giờ buôn bán ế ẩm quá. Nhà máy thủy sản bên nhà đang tuyển công nhân, nó làm dần cũng quen việc thôi. Tui chắc cũng chuyển qua đẩy xe hàng đi bán rong đặng kiếm đồng ra đồng vào” – chị Võ Thị Bảy vừa tâm sự vừa nhìn về người con trai út hiện đang học lớp 9.
Và đó không chỉ là nỗi lo của mỗi chị Bảy mà còn của nhiều hộ từng một thời chỉ biết mưu sinh từ khách qua lại dòng sông. “Tui cũng có hai con gái theo học đại học trên Sài Gòn, còn 2 năm nữa tụi nó mới ra trường. Giờ phải vay góp cho mấy đứa ăn học” – bà Đặng Ngọc Ả Hằng, ở nhà dân gần bên, trải lòng. Phà xưa đã dừng hoạt động, nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền của bao phận người ở đây thì không bao giờ dừng lại được.
Phà Vàm Cống từng một thời tấp nập, đông vui giờ vắng lặng – Ảnh: T.NHƠN
Đọc thêm: Cách nấu bún bò Huế ngon chuẩn vị đơn giản nhất
Những khởi đầu mới
Ngày về thăm bến cũ, chúng tôi gặp lại ông Lâm Minh Châu (cựu nhân viên phà Vàm Cống). Ông Châu vốn quê Phụng Hiệp (Hậu Giang), từng tham gia tiếp quản phà Vàm Cống sau bước ngoặt 30-4-1975. Đi chiến đấu ở Campuchia, năm 1991 ông trở về làm thợ máy bến phà Vàm Cống cho đến lúc nghỉ hưu. 5 người con ông thì có đến 4 người làm nhân viên bến phà.
Ngày phà dừng, con ông được điều động sang những bến phà khác. Riêng cô con gái lúc trước bán vé tại phà Vàm Cống nay chuyển sang bán vải vóc vì không đi xa được. “Thấy tụi nó buồn, tui cũng hết lời khuyên gắng tiếp tục công việc dù ở sông khác, phà khác. Ấy vậy mà giờ có đứa lấy vợ gần bến phà mới rồi” – ông Châu kể chuyện vui.
Ngày phà Vàm Cống dừng, các cán bộ, nhân viên được điều động sang những bến phà Đại Ngãi (Sóc Trăng – Trà Vinh), Đình Khao (Vĩnh Long – Bến Tre), Láng Sắt (Trà Vinh)… Anh Nguyễn Duy Tân (nhân viên điều tiết cũ của bến phà Vàm Cống) chia sẻ niềm vui khi được tiếp tục gắn bó với công việc quen thuộc. “Tui được điều về bến phà Đình Khao bên bờ Bến Tre. Thời gian đầu bỡ ngỡ, nhưng rồi cũng quen và vui với nơi mới” – anh Tân chia sẻ.
Hiện do xa gia đình, hằng tuần anh Tân đều sắp xếp công việc để có thể về với vợ con. “Cái cũ không đi, sao cái mới tới được. Mặc dù vẫn lưu luyến bến phà cả đời gắn bó, nhưng anh em chúng tôi đều cố gắng hoàn thành tốt công việc ở bến bờ dòng sông mới” – anh Tân tâm sự.
Chiều xuống, nắng vàng trong gió cuối năm se lạnh. Bến cũ như có cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Cây cầu Vàm Cống tấp nập xe cộ hắt bóng xuống mặt sông đã vắng bóng phà xưa…
Dân mong phà hoạt động trở lại
Cầu Vàm Cống thông xe cuối tháng 5-2019, nhưng thực tế mỗi ngày hàng trăm công nhân ngụ các xã, phường ở TP Long Xuyên (An Giang) và quận Thốt Nốt (Cần Thơ) làm việc cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) vẫn đều đặn đi về trên các chuyến đò ngang sông vì đi cầu quá xa.
Một số tiểu thương giao hàng hóa, học sinh Đồng Tháp học ở các trường đại học, cao đẳng bên An Giang cũng chọn qua sông trên những chuyến đò nhỏ vì gần hơn. Anh Nguyễn Văn An – công nhân Tập đoàn Sao Mai – nói: “Đi đò thì nhỏ, nhưng qua cầu thì lại xa, trong khi Long Xuyên và Lấp Vò chỉ cách nhau con sông Hậu”.
Ông Đặng Hữu Tâm – chủ tịch UBND huyện Lấp Vò – cho biết huyện và tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này. Thực tế nhiều người có nhu cầu qua lại sông. “Sắp tới, huyện sẽ đề xuất mời các nhà đầu tư khai thác thêm các bến phà mới giúp người dân đi lại dễ dàng hơn” – ông Tâm nói.
Có cầu Vàm Cống, cả trăm công nhân vẫn ngóng… phà
TTO – Đã có cầu Vàm Cống nhưng không ít người dân hai bờ sông Hậu vẫn ngóng chờ những chuyến phà. Không vì lưu luyến phà xưa, mà đó là nhu cầu đi lại giao thương chưa thể thay đổi ở miền Tây sông nước.
Đang hot: Nhà xeXe Trường Thành (Gia Lai)
Ý kiến bạn đọc (0)