Giới thiệu khái quát thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế , văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Thuận; đồng thời là đô thị hạt nhân kết nối các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội.
Bạn đang xem: Phan rang tháp chàm
I. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đô thị đồng bằng ven biển nam trung bộ, có tọa độ địa lý từ 11031’32’’ đến 11040’08’’ Vĩ độ Bắc, từ 108054’50’’ đến 108003’26’’ Kinh độ Đông; Diện tích tự nhiên 79,38 km2, có 16 đơn vị hành chính gồm 15 phuờng và 01 xã, với dân số toàn thành phố khoảng 161.150 người; phía Bắc giáp huyện Ninh Hải, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn – Bác Ái, phía Đông giáp biển Đông. Có vị trí là đầu mối tại khu vực ngã ba giữa trục giao thông quốc lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt, đồng thời có tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường bộ và đường sắt, cách cảng biển và cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh 60km và Thành phố Nha Trang 100km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây, hình thành tam giác phát triển Đà Lạt- Phan Rang- Nha Trang.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế , văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Thuận; đồng thời là đô thị hạt nhân kết nối các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội.
Bạn đang xem: Phan rang tháp chàm
2. Đặc điểm địa hình – Khí hậu :
Địa hình và đất đai tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3m-5m so với mặt nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng gió nhiều và khô nóng, nhiệt độ cao quanh năm, trung bình 270C- 320C, số giờ nắng 2.500-3.000 giờ; lượng mưa trung bình 900-1100mm/năm; chế độ gió theo 2 hướng: Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ trung bình 2,7m/s. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
Với khí hậu đặc trưng khô nắng quanh năm, Phan Rang-Tháp Chàm sẽ là điều kiện tốt để phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp các loại hình giải trí trên biển, trên không; thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp với các đặc sản của địa phương như nho, hành, tỏi,… phát triển chăn nuôi gia súc như bò, dê, cừu,…
Xem thêm: Kinh nghiệm phượt Đà Nẵng Hội An từ A đến Z dành cho tín đồ mê du lịch
3. Tài nguyên – Thiên nhiên
Tài nguyên biển: Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có bờ biển dài 8km, bờ biển có độ dốc thấp, mực nước nông, bãi cát rộng, nước biển trong xanh… Bãi biển Bình Sơn-Ninh Chữ được đánh giá là một trong những bãi tắm đẹp của cả nước và rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
Bờ biển và cảnh quan thiên nhiên của Thành phố có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, trên suốt chiều dài bờ biển có thể xây dựng nhiều khu du lịch. Từ các khu du lịch ven biển, có thể phát triển nhiều tuyến du lịch đi trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tuyến đi Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cửa biển Đông Hải của Thành phố gắn liền với ngư trường biển tỉnh Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Cảng cá Đông Hải sẽ nâng cấp thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh, cung ứng các dịch vụ hậu cần cho khai thác, thu mua, chế biến và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hải sản.
Hiện nay tỉnh đang đầu tư tuyến đường ven biển nối liền từ điểm đầu phía Bắc đến phía Nam tỉnh (đi qua khu vực có 2 nhà máy điện hạt nhân), đoạn qua Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có dự án cầu An Đông, dự án này sẽ là lợi thế rất lớn thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế biển trên địa bàn Thành phố.
Tài nguyên nước: Nguồn nước cung cấp cho thành phố chủ yếu là nước mặt, nước ngầm; nước mặt từ nguồn nước Sông Dinh (chiều dài chạy qua 16 km), có đập Nha Trinh, Lâm Cấm và hệ thống xả nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim có lưu lượng trung bình 47 m3/s.
Hệ thống cấp nước của nhà máy nước Phan Rang và Tháp Chàm đã được đầu tư nâng cấp hiện đại với công suất 52.000m3/ngàyđêm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thành phố; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
Tài nguyên đất đai: Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích tự nhiên 7.938ha, trong đó đất nông nghiệp 2.644ha, đất phi nông nghiệp 5.233 ha, trong đó đất để phát triển mở rộng các khu dân cư đô thị trên 1.500 ha; với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3-5m so với mặt nước biển. Đặc điểm đất đai và địa hình cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và mở rộng không gian đô thị. Trong thời gian tới Thành phố dự kiến phát triển các khu đô thị mới như: khu dân cư Tây-Tây bắc, khu dân cư Đông bắc (K1, K2), khu dân cư bắc Trần Phú, Khu Đô thị sinh thái (Đông Văn Sơn),…từ các nguồn vốn như: vốn ngân sách, vốn kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Một số tài nguyên khác như cát, sỏi xây dựng được khai thác từ lòng sông Dinh, với trữ lượng 1 triệu m3/năm; cung ứng đủ vật liệu cho các công trình xây dựng và các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông (trụ điện, gạch lát, cống, dầm cầu,…).
Cơ sở hạ tầng
1. Mạng lưới giao thông :
Đường bộ: Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam – Tây nguyên, có hai tuyến quốc lộ chạy ngang đang được đầu tư nâng cấp mở rộng là Quốc lộ 1A (Bắc – Nam), Quốc lộ 27 đi Thành phố Đà Lạt và các Tỉnh Tây nguyên đảm bảo điều kiện đi lại và lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong cả nước. Hệ thống đường giao thông trong đô thị ngày càng được nâng cấp khang trang hơn, nối liền các huyện trong Tỉnh, các Phường trong Thành phố và nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân. Hiện nay đang đầu tư nâng cấp một số tuyến đường trọng điểm như: Đường trục ven biển (nối từ Huyện Thuận Bắc – Ninh Hải – Phan Rang Tháp Chàm – Ninh Phước – Thuận Nam), đường 21 tháng 8; Đầu tư, nâng cấp và phát triển các trục đường giao thông về hướng biển như : đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Thị Minh Khai; đầu tư đường đôi phía Bắc vào thành phố,…là cơ sở để quy hoạch, mở rộng đô thị về phía Đông-Đông Bắc và phía Tây thành phố.
Đường sắt : Có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua thành phố Phan Rang-Tháp Chàm; có ga Tháp Chàm cách trung tâm Thành phố 05 km về hướng tây là một trong những ga quan trọng trong hệ thống ga của ngành đường sắt Việt Nam, là trạm dừng của tất cả các chuyến tàu qua thành phố; định hướng phục hồi tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt trước đây nhằm phục vụ cho lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.
Đọc thêm: Tuyến 29
Đường Hàng không, đường biển: Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cách cảng hàng không Quốc tế và cảng biển Cam Ranh khoảng 60km về hướng Bắc, hiện nay Chính phủ đã có chủ trương đầu tư tuyến đường bộ cao tốc từ thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đi sân bay Cam Ranh.
Với hệ thống giao thông thuận lợi như hiện nay, các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước có thể đến thành phố Phan Rang-Tháp Chàm bằng đường sắt, đường bộ và đường hàng không; nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức để vận chuyển hàng hóa đi trong và ngoài nước. Đặc biệt từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong nước có thể đến thành phố và về trong ngày.
2. Hệ thống thông tin, liên lạc :
Mạng lưới bưu chính – viễn thông không ngừng được đầu tư nâng cấp hiện đại, nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia và Quốc tế; các dịch vụ điện thoại di động, internet đựơc sử dụng rộng rãi, đảm bảo nhu cầu về thông tin liên lạc của nhà đầu tư và du khách. Các khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp được nối thông với hệ thống thông tin liên lạc; trên địa bàn thành phố có nhiều thành phần kinh tế cung ứng dịch vụ viễn thông, giúp cho các nhà đầu có nhiều sự lựa chọn để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.
3. Điện năng :
Hệ thống điện được cung cấp ổn định từ nhà máy thủy điện Đa Nhim và lưới điện quốc gia 500KV; hệ thống mạng lưới cung cấp điện của thành phố đã được đầu tư nâng cấp tương đối hoàn chỉnh; điện lưới Quốc gia được đảm bảo đưa đến các khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp,… cung cấp đủ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân thành phố và các nhà đầu tư.
4. Các dịch vụ khác :
Hệ thống các ngân hàng thương mại đều đã có chi nhánh tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và gần các khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp bảo đảm đủ các nhu cầu giao dịch về tài chính – tín dụng.
Dịch vụ vận tải phát triển ngày càng đa dạng, vận tải hành khách bằng đường bộ đi các tỉnh trong cả nước ngày càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng theo hướng văn minh hiện đại, hệ thống dịch vụ xe Buýt, taxi phát triển mạnh, giao thông đường sắt ngày càng phát triển phục vụ cho nhà đầu tư và du khách mọi lúc, mọi nơi.
Dịch vụ du lịch: Hệ thống các khách sạn, resort trên địa bàn thành phố không ngừng phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có 15 khách sạn với tổng số phòng là 1.005 phòng; có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo quy mô toàn tỉnh và toàn quốc.
Bên cạnh đó, ngay khu vực giáp ranh với thành phố có nhiều cơ sở khách sạn đảm bảo nhu cầu lưu trú của du khách trong đó có Khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ đạt tiêu chuẩn 4 sao cách trung tâm thành phố 4 km, đáp ứng được nhu cầu tổ chức các Hôi nghị, hội thảo của các nhà đầu tư. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đa dạng, có khoảng 1.800 nhà hàng và cơ sở dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu về ẩm thực của du khách, các nhà đầu tư.
Đang hot: TOP 3 Resort 6 Sao Phú Quốc | Kiến Tạo Lối Sống Đẳng Cấp Thương Gia
Các dịch vụ khác như: Bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe-khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý, dịch vụ nhà đất, xây dựng, giới thiệu việc làm…trên địa bàn Thành phố phát triển khá đa dạng và phong phú với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ cho nhân dân và các nhà đầu tư.
Ý kiến bạn đọc (0)