Hình ảnh trên poster phim Tà Năng – Phan Dũng – Ảnh: ProductionQ
Cung Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là “cung đường trekking (đi bộ đường dài) đẹp nhất Việt Nam”, đi qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phim Tà Năng Phan Dũng được giới thiệu là lấy cảm hứng từ những tai nạn mất tích có thật trên cung đường này.
Bạn đang xem: taà năng phan dũng
Khi đăng poster, đạo diễn Trần Hữu Tấn nhắc lại những vụ tai nạn này: “Năm 2017, một nữ phượt thủ đã bị lũ cuốn trôi khi băng qua đoạn suối gần thác Yavly. Năm 2018, một chàng trai trẻ tuổi khác đi lạc và đã ra đi mãi mãi cũng ở cung đường này. Năm 2019, một phượt thủ quê Vũng Tàu cũng đã nằm lại dốc Lông Mít, dốc thứ 3 ở Tà Năng – Phan Dũng”.
Bản thân đạo diễn đã cùng êkip lăn lộn ở Tà Năng – Phan Dũng trong vài tháng thực hiện bộ phim nên thấu hiểu sự hiểm trở của địa hình nơi đây.
Sau khi poster được công bố tối 6-4, phim gây tranh luận sôi nổi trên fanpage của nhà phát hành. Phần đông khán giả đã có trải nghiệm khám phá Tà Năng – Phan Dũng, thậm chí từng gặp nguy ở đó, nên khá tò mò về bộ phim.
Bên cạnh đó, có luồng ý kiến phản đối bộ phim khi dựa trên “những vụ mất tích có thật”, cho rằng phim sẽ gợi lại ký ức đau buồn cho người thân các nạn nhân. Họ cho rằng việc làm phim là hành động “kiếm tiền trên mất mát của người khác”.
Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch bãi biển Cam Bình – LaGi – Bình Thuận
Khán giả Phạm Nhã bình luận: “Câu chuyện mất tích năm kia của một bạn trẻ ở cung đường này là rất đau buồn. Mình không biết nhà sản xuất và đạo diễn định làm phim dựa trên chuyện có thật đó để đẩy lên thông điệp gì nhỉ?”. Ý kiến này nhận được khá nhiều phản hồi.
Êkip hơn 100 người của phim Tà Năng – Phan Dũng trong quá trình sản xuất phim – Ảnh: Facebook nhân vật
Khán giả Viet Ng Lee phản bác: “Phim Tà Năng Phan Dũng chưa chiếu, chưa biết là gì mà bà con rầm rầm tự khẳng định quá. Tà Năng – Phan Dũng đâu phải có riêng một phượt thủ gặp tai nạn”.
Khán giả Ngô Trần Gia Vũ cho rằng: “Phim điện ảnh nước ngoài cũng lấy mấy sự kiện có thật về chết người để làm phim đấy thôi. Như Titanic hay phim về sự mất tích của đoàn thám hiểm ở núi băng, phim về sự kiện giết người có thật. Hàn Quốc còn làm nhiều phim về hiếp dâm, giết người cũng có ai nói gì?
Bao nhiêu năm Việt Nam mới ra được một phim có chủ đề mới lạ vậy mà chưa ra rạp đã bị khán giả vùi dập”.
Màu sắc u ám của poster cũng là điều gây tò mò. Bởi với nhiều người, ấn tượng cung Tà Năng – Phan Dũng là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với màu xanh tươi của cây cỏ. Vì thế, nhiều khán giả dự đoán phim sẽ có phong cách u tối, kinh dị.
Chặng vượt suối hiểm trở ở Tà Năng – Phan Dũng – Ảnh: Đ.H.HOA
Đọc thêm: Hồ Pá Khoang
Trả lời Tuổi Trẻ Online, Hoàng Quân – Nhà sản xuất Tà Năng Phan Dũng – cho biết: “Là một khán giả, khi xem phim về các tai nạn, sự kiện thương tâm như 127 giờ, phim Hope về cô bé Im So Won, phim Everest về 16 nạn nhân đi leo núi, phim về vụ rơi máy bay hay về sự kiện 11-9, bạn có nghĩ các nhà làm phim muốn khơi lại nỗi đau cho gia đình nạn nhân?
Hay bạn sẽ thấy phim truyền tải thông điệp nhân văn, yêu cuộc sống? Là nghệ sĩ, họ có thể tìm thấy chất liệu và nguồn cảm hứng sáng tác từ bất cứ đâu, nếu nó tác động đến trải nghiệm sống của họ.
Nếu họ nhìn thấy cảm hứng đẹp đẽ từ sự mất mát, họ cũng có thể làm phim từ đấy”. Thêm vào đó, nhà sản xuất nhấn mạnh Tà Năng Phan Dũng là “kịch bản phim được xây dựng từ những sự kiện, địa danh có thật, không phải phim tài liệu”.
Phim tôn vinh tuổi trẻ, tình bạn, tình yêu chứ không bám sát hành trình của bất kỳ ai. Theo anh, khán giả phản đối bộ phim dựa trên trí tưởng tượng của họ, họ nghĩ phim “sẽ tạo ra đau khổ cho gia đình các nạn nhân”.
Hiện tại, trong khả năng có thể, êkip đã chủ động cung cấp thông tin về bộ phim cho những người có liên quan để gia đình nạn nhân được hiểu rõ câu chuyện về bộ phim.
Tà Năng Phan Dũng quy tụ dàn diễn viên trẻ gồm Huỳnh Thanh Trực, Trần Phong, Thùy Anh, Thùy Dương, Lê Quang Vinh, Nguyễn Phước Lộc… Phim dự kiến ra rạp ngày 16-10.
Phương Anh Đào vào vai nhân chứng mù phim trinh thám Bằng chứng vô hình
TTO – Phương Anh Đào và Quang Tuấn đóng chính trong Bằng chứng vô hình, phim trinh thám do đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh làm lại từ bản gốc nổi tiếng của Hàn Quốc.
Tham khảo: Thịt chó Cầu Vòi và những thương hiệu thịt chó đất Bắc mềm lòng dân nhậu
Ý kiến bạn đọc (0)