Homestay

Ninh Bình ở đâu, thuộc miền nào và giáp tỉnh nào? Đến Ninh Bình như thế nào?

1081

Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Ninh Bình luôn được biết đến là vùng đất Cố đô “địa linh, nhân kiệt” gắn liền với 3 triều đại trong lịch sử là nhà Đinh, nhà Lê và nhà Lý. Đến thăm Ninh Bình, bạn không chỉ được tìm hiểu về cội nguồn dân tộc qua những dấu tích vàng son của truyền thống lịch sử và văn hoá từ ngàn xưa để lại, mà còn được đến với mảnh đất “non nước, hữu tình”, “sơn thanh, thủy tú”, nơi được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn.

Ninh Bình Ninh Bình – mảnh đất non nước hữu tình

Ninh Bình có hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, xinh đẹp, nên thơ để có thể làm say lòng du khách, từ cố đô Hoa Lư cổ kính với những đền, chùa linh thiêng, bí ẩn tới Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Trình… với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Tất cả như một sự hòa quyện hài hoà giữa văn hóa, lịch sử với bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của mây, trời, sông, nước và những hang động kỳ vĩ, tạo nên những kiệt tác vô giá của Ninh Bình.

Bạn đang xem: ninh bình ở đâu

Ninh Bình Vùng đất địa linh nhân kiệt

Đặc biệt, Quần thể Danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình còn được UNESSCO cộng nhận là “Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới”. Đây là di sản đầu tiên của nước ta được công nhận là di sản kép.

I. Ninh Bình ở đâu, thuộc miền nào?

Vị trí địa địa lý của tỉnh Ninh Bình

Toạ độ địa lý của tỉnh Ninh Bình:

  • Điểm cực bắc: 20028′ độ vĩ bắc (tại vùng núi xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan)
  • Điểm cực nam: 19057′ độ vĩ bắc (tại bãi biển gần Cửa Đáy, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn)
  • Điểm cực đông: 105053’20” độ kinh đông (tại bến đò Mười, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh)
  • Điểm cực tây: 105032’30” độ kinh đông (tại núi Điện, rừng Cúc Phương, huyện Nho Quan)

Vị trí tự nhiên của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sông Hồng, đây là tỉnh nối liền miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý là vùng Tây Bắc, vùng châu thổ sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

Tỉnh Ninh Bình cũng là tỉnh nằm giữa 3 vùng kinh tế bao gồm vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Như vậy, có thể thấy rằng, Ninh Bình là một tỉnh nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra.

Nói chung là, Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng Sông Hồng thuộc miền Bắc của Việt Nam.

Ninh Bình ở đâu Ninh Bình là một tỉnh cực nam của đồng bằng sông Hồng

II. Ninh Bình giáp và gần tỉnh nào?

1. Ninh Bình giáp tỉnh nào?

Theo như bản đồ thì:

  • Phía bắc tỉnh Ninh Bình giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam với chiều dài 15 km.
  • Phía tây bắc tỉnh Ninh Bình giáp 2 huyện là huyện Yên Thuỷ và huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình với chiều dài khoảng 66 km.
  • Phía nam tỉnh Ninh Bình là vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển khoảng 16,5km.
  • Phía đông và đông bắc tỉnh Ninh Bình giáp 2 huyện là huyện Ý Yên, huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định, lấy sông Đáy là ranh giới với chiều dài khoảng 87 km.
  • Phía tây và tây nam tỉnh Ninh Bình giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn của tỉnh Thanh Hoá với chiều dài khoảng 87 km.

Ninh Bình ở đâu Ninh Bình giáp 4 tỉnh là Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định

Có thể thấy rằng, dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là một ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông và Đông Bắc Ninh Bình – khu vực có sông Đáy bao quanh là nơi giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông.

Tham khảo: 18 địa điểm du lịch đẹp nhất ở Quảng Bình

Như vậy, Ninh Bình giáp với 4 tỉnh là Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa và Hòa Bình.

2. Ninh Bình gần tỉnh nào?

Ngoài các tỉnh giáp với tỉnh Ninh Bình là Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa và Hòa Bình thì các tỉnh gần với tỉnh Ninh Bình phải kể đến như Thái Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La, Hải Phòng, Quảng Ninh… và thành phố Hà Nội.

Trung tâm tỉnh Ninh Bình là thành phố Ninh Bình cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, thành phố Tam Điệp cách Thủ đô Hà Nội 105 km.

Ninh Bình ở đâu Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 100 km

Bên cạnh đó, Ninh Bình cách Thái Bình khoảng 60 km, cách Hưng Yên khoảng 60 km, cách Phú Thọ khoảng 160 km và cách Sơn La, Quảng Ninh khoảng 200 km và cách Hải Phòng khoảng 150 km…

Ninh Bình ở đâu Ninh Bình cách Thái Bình khoảng 60 km

III. Đến Ninh Bình như thế nào?

1. Hạ tầng giao thông tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Cả giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy ở tỉnh này đều rất phát triển. Bên cạnh đó, Ninh Bình là tỉnh nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đang và đã được đầu tư đồng bộ nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá.

Giao thông đường bộ

Tỉnh Ninh Bình được coi là một điểm nút giao thông quan trọng với 10 quốc lộ (trong đó có 6 quốc lộ khởi đầu và 4 quốc lộ đi qua) trải đều trên tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Các Quốc lộ bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12B, quốc lộ 21B, quốc lộ 37C, quốc lộ 38B, quốc lộ 35, quốc lộ 45, đường ven biển, đường Bái Đính – Ba Sao – Hà Nội.

  • Quốc lộ 1A (tuyến quốc lộ xuyên Việt) đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) với tổng chiều dài gần 40 km trong đó tuyến đường tránh thành phố dài 17 km.
  • Quốc lộ 10 (tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ qua 7 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) từ cầu Non Nước, thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn dài 36 km và tuyến tránh Yên Ninh, Phát Diệm dài 17 km.
  • Quốc lộ 12B (tuyến giao thông đường bộ quốc gia nối từ vùng biển Kim Sơn qua Yên Mô, thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan (Ninh Bình) đến Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) rồi nối vào quốc lộ 6 đi lên các tỉnh vùng Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên) từ Kim Sơn đến Nho Quan dài khoảng 78 km. Đây là tuyến đường chính ngắn nhất nối các tỉnh vùng Tây Bắc với các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ để thông ra biển.
  • Quốc lộ 21B (tuyến quốc lộ kết nối các đô thị lớn như: Hà Đông – Phủ Lý – Nam Định – Thịnh Long – Phát Diệm – Tam Điệp) từ đê Hữu Đáy xã Quang Thiện, Kim Sơn qua Yên Mô đến Tam Điệp dài 32 km.
  • Quốc lộ 37C (tuyến đường bộ nối 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Hòa Bình, nối vùng duyên hải Bắc Bộ với đường Hồ Chí Minh) nối từ đường Hồ Chí Minh tại Hưng Thi (Lạc Thủy) qua Nho Quan, Gia Viễn vượt sông Đáy tại Gián Khẩu kết nối với quốc lộ 37B tại Ninh Cường, Ý Yên (Nam Định).
  • Quốc lộ 38B (tuyến đường kết nối Hải Dương với Ninh Bình) nối các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư tới Hải Dương dài 22 km.
  • Quốc lộ 35 là tuyến đường nối cảng Ninh Phúc tới quốc lộ 1A – đây tuyến quốc lộ ngắn nhất Việt Nam chỉ dài 6 km.
  • Quốc lộ 45 (tuyến đường nối Ninh Bình với Thanh Hóa) quãng đường nối huyện Nho Quan (Ninh Bình) với Thanh Hóa dài 9 km.
  • Đường ven biển Việt Nam (tuyến đường đi qua tất cả 28 tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam, đang được thi công) đoạn đi qua thị trấn Bình Minh huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dài 8 km.
  • Đường Bái Đính – Ba Sao – Hà Nội là tuyến quốc lộ mới đang được nâng cấp; đoạn cầu Trường Yên – Đá Hàn dài 16 km.

Ninh Bình ở đâu Hệ thống giao thông đường bộ ở Ninh Bình rất phát triển với nhiều đường Quốc lộ và Tỉnh lộ

Ninh Bình cũng là điểm đầu của 3 dự án đường cao tốc gồm đường cao tốc Ninh Bình – Cầu Giẽ, đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa và đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình, thuận lợi cho việc giao thông liên tỉnh. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ cũng khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh.

Giao thông đường sắt

Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga bao gồm ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao, thuận tiện cho quá trình vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng.

Ninh Bình ở đâu Ga Ninh Bình nằm ở thành phố Ninh Bình

Giao thông đường thủy

Đọc thêm: Thanh Tịnh Cùng Top 10 Quán Chay Quận 3 Cực Ngon Và Rẻ!

Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn như Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng… Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn… góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ninh Bình là tỉnh có hệ thống sông hồ khá dày đặc. Bao gồm:

  • Sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định.
  • Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc tỉnh Ninh Bình.
  • Sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam tỉnh.
  • Các sông nội tỉnh khác như sông Bôi, sông Vân, sông Bến Đang, sông Lạng và các hồ lớn như hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, hồ Thường Xung và hồ Yên Quang đã mang lại nguồn lợi đáng kể về giao thông, tưới tiêu cũng như khai thác thuỷ sản.

Ninh Bình ở đâu Hệ thống sông ngòi ao hồ ở Ninh Bình khá dày đặc

Ninh Bình có 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Ninh Phúc và cảng ICD Phúc Lộc. Cảng sông Ninh Bình có thể đạt công suất 9 triệu tấn/ năm, chỉ đứng sau Hà Nội ở miền Bắc. Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra, cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp nên thành cảng chuyên dụng.

Các bến xếp dỡ hàng hoá, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông. Các cảng xăng dầu dầu khí Ninh Bình, cảng Vissai, cảng Phúc Lộc, cảng Long Sơn, cảng đạm Ninh Bình, cảng tổng hợp Kim Sơn… là những cảng tiếp nhận tàu biển và phương tiện thủy quốc tế.

Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km.

Tỉnh Ninh Bình cũng có một số cây cầu có quy mô lớn như: cầu Ninh Bình, cầu Non Nước, cầu Gián Khẩu, cầu Nam Bình, cầu Trường Yên, cầu Kim Chính, cầu vượt biển ra Cồn Nổi…

2. Đến Ninh Bình bằng phương tiện gì?

Với một hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy vô cùng phát triển nên bạn có thể đến Ninh Bình bằng xe máy, xe khách, tàu hỏa hoặc tàu thuyền sao cho thuận tiện và phù hợp là được.

Xe đi Ninh Bình Xe khách đi Ninh Bình

Nếu ở gần thì các bạn có thể đến Ninh Bình bằng xe máy, xe khách (nếu có). Nếu không có xe khách đi thẳng từ chỗ bạn ở đến Ninh Bình, bạn có thể đi từ các bạn đến các tỉnh khác có xe khách đi Ninh Bình như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình…

Xe đi Ninh Bình

Nếu ở xa trong miền Trung và miền Nam, thì các bạn có thể đến Ninh Bình bằng tàu hỏa. Nếu muốn đi bằng máy bay thì các bạn có thể bay ra sân bay Nội Bài, và bắt xe từ Hà Nội đi Ninh Bình. Quãng đường di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình cũng khá ngắn chỉ gần 100 km mà thôi.

Qua bài viết này các bạn đã biết “Ninh Bình ở đâu, thuộc miền nào, giáp tỉnh nào” và “đến Ninh Bình như thế nào” rồi. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đến tham quan vùng đất “địa linh, nhân kiệt” Ninh Bình ngay thôi nào.

Đoàn Thư / review.vnhomestay.com.vn – Ảnh: Internet

Đang hot: Xe khách tuyến Việt Trì, Phú Thọ – Thái Bình

0 ( 0 bình chọn )

Chuyên trang tin tức, đánh giá, tư vấn homestay ở Việt Nam

https://review.vnhomestay.com.vn
Đặt homestay nhanh nhất, đơn giản nhất xin gọi hotline: 0356 816 765

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mới

Xem thêm